Page 289 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 289
. z
đánh bắt, thì gọi chung là" rau" và" m ồi ", mà không dám
gọi thẳng tên từng loại cá, vì sỢ lần sau cá không vào lưới.
Cá đầy khoang, không đánh nữa, thì không nói "thôi",
"đầy" mà nói "no rồi " hoặc "chửng dòng", sỢ nói "thôi" thì
chuyên sau sẽ không được gì, và cũng có thể thôi luôn
không bao giò đi biển nữa. Hành trình đi biển, nếu có các
sự việc liên quan đến các từ "mất", "lui", "úp" thì phải nói
tiếng trái nghĩa hoặc gần nghĩa, nhưng không được hàm
nghĩa m ất m át. Chẳng hạn, nói "tới sau" thay cho "lui về"
(lui thuyền về nhưng nói là tới sau), nói "nghiêng" thay cho
úp (hành động là úp thúng nhưng lại nói nghiêng thúng)...
Trưóc khi đi biển, kỵ nhất có người đến thăm hỏi, dặn
dò; trên đường ra bến người ta rất sỢ ai đó gọi giật mình
lại, vì như thê là báo điềm gở - người ra đi không bao giò về
nữa. Chuyên đi biển đầu mùa được quan niệm là đi cầu
phúc, mua may, nên không nói là "đi biển" mà là "đi m ở
hàng "hoặc "đi m ai xưa".
Trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, người ta kỵ nói
những tiếng liên quan đến tai hoạ của nghề biển như"
"lật", "chim", "bế'. Những tiếng có nghĩa tiêu hao, tiêu tán
thì phải nói thế bằng tiếng khác. Ví dụ, nói là "chíp" thay
cho ăn, nói "diêm" thay cho m uối, nói là "lau nước" thay
cho tá t nước...
Đôi với cá voi - vị thần đã có công làm cho sóng yên,
biển lặng, bảo toàn tính mạng cho nhà biển, thì cũng có rất
2 B 9