Page 294 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 294

TÍN  NGƯỠNG Cư DÂN VEN  BIỀN  QUẢNG  NAM - ĐÀ NẴNG



              2.2.       Lễ tống mộc đưa  dăm:  Lễ  này xuất phát từ quan
        niệm  cho  rằng,  gỗ  đóng  thuyền  là  gỗ  của  cây  lâu  năm  ở
        rừng,  mà cây lâu  năm  thì  thường có  ma  quỷ trú ngụ,  hoặc
        bị  vấy  máu  của  những  con  mồi  bị  thú  dữ  ăn  thịt.  Xêu
        không làm lễ tẩy uế,  tông tiễn thì  khi hành thuyền  sẽ làm
        động  bà Thuỷ.  Bà  sẽ  gây  nhiều  trở  ngại  cho  việc  đánh  cá.

        Lễ "Tống mộc đưa dăm” thực chất là lễ tẩy uê thuyền trước
        khi  hạ  thuỷ.  Phải  coi  ngày  để  tiến  hành  lễ.  Trừ  ngày sát
        chủ,  còn  tất  cả  các  ngày  khác  đều  tiến  hành  được.  Chủ
        thuyền  biện  hai  mâm  lễ  vật:  một  đặt  trên  mũi  thuyền  để
        cúng  bà  Mộc,  một  đặt  trên  bò  để  cúng  bồi  bãi  và  Cô  Bác

        (những người chết biển).  Mâm lễ cúng bà Mộc có  một chiếc
        thuyền  nhỏ  làm  bằng  giấy,  đặt  trên  chiếc  bè  chuối  nhỏ.
        Bốh  góc bè cắm bôn cây cờ xéo nhỏ bằng  giấy,  ở   giữa lòng
        bè  đặt  gói  dăm  bào  (được  chủ  thuyền  cất  ở  lễ  phạt  mộc),
        bên cạnh là một đĩa trầu cau (một lá trầu và một quả cau),
        một  con  cá  nướng  đặt  trên  đĩa,  xung  quanh  là  áo  đất  (áo

        mã cúng cô hồn).
              Chủ  thuyền  mòi  thầy  cúng  đến  làm  lễ.  Lễ  được  tiến

        hành vỏi nghi thức  đầu tiên là khoán  bùa.  Thầy cúng cầm
        chiếc  rìu  (trên  đầu  rìu  có  cột  hai  đồng  tiền  âm  dương)
        khoán  bùa  Tứ  tung,  Ngủ  hành.  Tiếp  đó,  ông  thắp  hương
        lên bô"n  góc  bè  và  nồi  hương  (lư  hương)  trên bè,  rồi  vái  tứ
        phương xin hành lễ: Thầy cúng gõ đầu rìu vào lô mũi và lô
        lái của thuyền,  tượng trưng cho việc  phạt  mộc.  Mỗi  lần  gõ


                                      2  9  4    -
   289   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299