Page 288 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 288
TÍN NGƯỠNG Cư DÀN VEN BIỀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẢNG
lắm làng nông nghiệp. Trong tập quán tang ma, các làng
biển Đà Nẳng hơi khác Quảng Xam. Phố biến trong đám
tang của ngư dân nhiều làng biển Đà xẵng là có hò đưa
linh, một hình thái của hát bã trạo.
Vì thế mũi ghe là chỗ linh thiêng, là nơi thắp
hương mỗi lần đi biển.
Dưới đây là một sô" hiện tượng kiêng kỵ và nghi lễ
của nghề biển hiện tồn, như một biểu hiện của tri thức dân
gian, về cách ứng xử của con người trưốc biển.
1, N hững kiêng kỵ;
1.1. Kiêng kỵ trong ngôn ngữ
Có khá nhiều từ/ lời ngư dân kiêng nói hoặc không
nói, nhất là những từ liên quan đến nghề nghiệp,
như:"só/zể" gọi là "nhóc "và "tô'"{ở trong lộng gọi là "nhóc",
ngoài khơi gọi là" tô" ). Gió thổi mạnh thì lại nói "gió thổi
ngọt quá", gió Đông Bắc thì gọi là "chướng cồ". Xgư cụ được
gọi là "bộ nghề ". Khi mang vác dụng cụ đi biển thì nói là
"mang nghề" hay "dọn nghề' mà kiêng gọi thẳng tên các
dụng cụ. Khi nhuộm lưối thì gọi là "nhuộm nghề", vá lưói
hay kết các giàn lưới lại vói nhau thì gọi là "sương nghề".
Không nói các từ "đánh", "bắt", "xúc", vì sỢ xúc phạm đến
thần Nam Hải và Đông Hải (cá voi), và sỢ những chuyến
sau sẽ không có cá. Xhững từ ấy được thay thế bằng từ
"múc" hoặc "ràm cá". Các loại cá lớn, khá vất vả trong
- z a a -