Page 60 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 60

công bố vào năm  1975\ Trong nghiên cứu này,  Ehrlich sử
        dụng những phân tích thống kê  kinh  tế phức  tạp  để tìm
        hiểu mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và tội giết người
        và  đi  đến kết luận rằng,  trong khoảng thòi  gian từ  1933
        đến  1965  cứ  mỗi  một  cuộc  thi  hành  án  tử  hình...  trung
        bình có thể làm giảm từ 7 đến 8 vụ giết người. Tuy nhiên,
        công trình của Ehrlich bị nhiều chuyên gia khác phê phán
        là  thiếu  tin cậy cả  về nội  dung và  phương  pháp,  và  bản
        thân  Ehrlich cũng thừa nhận  là nghiên cứu này chưa  đủ
        cơ sỏ để có thể đi tới quyết định sử dụng hình phạt tử hình
        nhiều hơn so với các hình phạt khác. Ngoài công trình của
        Ehrlich,  một  vàí  công  trình  nghiên  cứu  khác  áp  dụng
        phương pháp thống kê của  ông  (ví dụ như:  công trình  do

        Dezhbakhsh và một số đồng nghiệp khác thực hiện^) cũng
        kết luận rằng, mỗi hình phạt tử hình được thi hành trung
        bình làm giảm từ 3 đến 18 vụ phạm tội giết người, V.V..
            Nhưng  đồng  thời  cũng  có  những  nghiên  cứu  cho  kết
        quả trái ngược với những nghiên cứu kể trên.  Cụ thể, các
        cuộc khảo sát do Liên hỢp quốc thực hiện (lần đầu tiên vào
        năm 1988 và được cập nhật vào các năm 1996 và 2002) về




            1.  Ehrlich,  I.  (1975):  Hiệu  quả  ngăn  chặn  của  hình  phạt  tử
        hình:  Vấn  đề của  Sống và  Chết,  Tạp chí Kinh  tế  Mỹ,  Volume  65,
        Issue 3, 6/1975, tr.397-417.
            2.  Dezhbakhsh,  H.,  Rubin,  P.H.  và  Shepherd,  J.  M.  (2002):
        Liệu  hình  phạt  tủ  hình  có  hiệu  quả  ngăn  chặn  tội  phạm?  Dẫn
        chứng mới từ những dữ liệu sau khi tạm hoãn  thi hành hình phạt,
        trong Tạp chí Luật và Kinh tếMỹ, Vol. 5, No. 2, 2003, tr. 344-376.


                                                                 61
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65