Page 55 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 55
đoạn này bào thai vẫn chưa thể tồn tại một cách độc lập,
nói cách khác, bào thai ở giai đoạn này vẫn còn ở dạng
“con người tiềm năng”. Trong giai đoạn này, việc nạo
phá thai đã gây ra những tác động lớn về mặt tâm lý (mặc
cảm rõ ràng về hành động tước bỏ sự sống của một sinh
linh), và nguy cđ cao hơn về sức khỏe vối người mẹ. Vì vậy,
các nhà làm luật nên nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia trên thế giới là chỉ cho phép người mẹ nạo, phá
thai khi đã tham khảo ý kiến từ người thân, người chồng.
Ví dụ, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, khi nhận được đề
nghị nạo phá thai, bệnh viện yêu cầu người mẹ và cả
người thân dành thòi gian xem video về quá trình hình
thành và phát triển kỳ diệu của một đứa trẻ, đồng thòi, có
sự tư vấn trực tiếp từ đó giúp họ có thể đưa ra quyết định
đúng đắn vể tương lai của bào thai, về cơ sở y tế, pháp
luật cũng cần có những quy định chặt chẽ hơn về loại và
điều kiện cần đáp ứng của các cơ sở y tê được phép nạo
phá thai trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3, từ tuần 24 trở đi: Từ tuần thứ 24 trở đi,
bào thai đã phát triển hoàn chỉnh và hoàn toàn có khả
năng sống ngay cả khi tách ròi người mẹ, vì vậy có thể
được thừa nhận như một “con người hoàn thiện” với đủ
quyền cơ bản của một con người, trong đó có quyền sống.
Trong giai đoạn này, việc nạo phá thai gây ra những tác
động lớn nhất về mặt tâm lý (mặc cảm lâu dài về hành
động tưốc bỏ sự sống của một sinh linh), và nguy cơ rất
cao về sức khỏe với người mẹ. Do đó, pháp luật cần cấm
nạo phá thai trong giai đoạn này, chỉ ngoại trừ trường hỢp
56