Page 64 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 64
như vậy mang tính chất là một sự trả thù và lặp lại hành
động của kẻ phạm tội là sử dụng bạo lực để làm tổn hại
người khác. Thêm vào đó, do tất cả các hệ thốhg tư pháp
hình sự đều tồn tại những vấn đề và khả năng sai sót khi
áp dụng hình phạt tử hình, vì vậy luôn tồn tại một nguy
cơ là có những người vô tội bị kết án tử hình và bị tưốc bỏ
tính mạng, và sai lầm này là không thể lấy lại được. Đó là
chưa kể đến những hệ lụy khác, chẳng hạn như sự phân
biệt đối xử trong việc áp dụng hình phạt tử hình (mà
người nghèo và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác
thường là nạn nhân) có thể gây ra những chia rẽ và bức
xúc lốn trong xã hội.
Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng, việc một kẻ giết
người bị kết án tử hình là cần thiết vì đó là hình thức đền
bù thích đáng nhất cho những mất mát, đau khổ của
những nạn nhân và gia đình họ. Một số người thậm chí
cho rằng, việc tha tội chết cho những kẻ phạm tội giết
người là một hành động phỉ báng với những nạn nhân và
gia đình họ.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên thế giối cho thấy,
không phải tất cả nạn nhân hoặc gia đình của những nạn
nhân đều cảm thấy được đền bù về mặt tâm lý khi kẻ
phạm tội bị tử hình. Tại nhiều quốíc gia, luôn có những gia
đình nạn nhân tìm thấy sự thanh thản khi tha thứ cho kẻ
phạm tội, với suy nghĩ rằng, không thể tìm được sự bình
yên nội tâm bằng hành động theo kiểu “ăn miếng trả
miếng”. Thậm chí, tâm lý của nạn nhân và gia đình nạn
nhân sẽ bị khủng hoảng nghiêm trọng nếu do sai sót trong
65