Page 176 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 176
Ọ iian ỊìC lìonĩị íịííKĩ và các sứ tììần tiều hiếu... 1 77
đình phong làm Chánh sứ dẫn đoàn sứ bộ sang nhà Thanh.
Biết ông là người giỏi thơ văn, vua Thanh là Khang Hi có
lệnh triệu Nguyễn Quốc Trinh vào điện để thử tài. Khi ông
đến thì thấy có cả sứ thần Cao Ly ở đấy, vua Thanh sai
người mang ra hai chiếc thẻ tre dài chừng hai thước, rộng
nửa thước rồi nói: “Hai sứ thần hãy viết tên 100 danh thần
của Trung Quốc vào chiếc thẻ, ai viết xong trước sẽ được
phong là Lưỡng quốc danh thần (Quan giỏi hai nước), bằng
không chỉ là Độn thần (Quan ngu dốt)”.
Thấy sứ Cao Ly chăm chú cầm bút, mài mực viết còn
Nguyễn Quốc Trinh vẫn ngồi im lặng tỏ vẻ suy nghĩ nhưng
mãi không viết được chữ nào, vua quan nhà Thanh rất ngạc
nhiên. Một đại thần sốt ruột hối thúc, ông chi cười và nói:
“Không có gì phải vội cả, tôi chi viết một loáng là xong
ngay”. Khi thời hạn nộp thẻ sắp hết, sứ thần Cao Ly cũng
sắp hoàn thành phần thi của mình, lúc đó Nguyễn Quốc
Trinh mới viết hai dòng chữ lên thẻ tre rồi buông bút. Vua
quan nhà Thanh tất thảy đều kinh ngạc không rõ ông trổ tài
ra sao, bằng cách nào nên khi hai thẻ tre đưỢc dâng lên, vua
Thanh cầm ngay chiếc thẻ của Nguyễn Quốc Trinh đọc
thấy viết rằng: “Khổng môn thất thập nhị hiềnA^ân Đài nhị
thập bát tướng”. Nghĩa là: “Cửa Khổng có bảy mươi hai
người hiềnA^ân Đài ghi hai mươi tám tướng giỏi”.
Ý nghĩa hai câu trên đều dẫn theo tích của Trung Quốc,
theo đó vào thời Xuân Thu trong số các học trò của Khổng
Tử nổi tiếng tài giỏi nhất có 72 người. Còn Vân Đài là một
đài kỷ niệm được xây dựng thời vua Hán Vũ Đế, trên đó có
khắc tên 28 danh tướng dũng lược của triều Hán; do đài xây
cao vút như chạm đến trời nên mới có tên là Vân Đài (đài
mây). Vậy là đã đủ 100 người tài giỏi của nước Tàu.
Đọc xong thẻ tre, vua Thanh tấm tắc khen ngợi tài năng