Page 178 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 178

(^tion  Ịiè ỉnn\ịị iiiiío  vù  cúc  sứ  thằn   I,iẽu... 179

      (1684) đỗ đầu khoa Sĩ vọng, năm Mậu Thìn (1688) đỗ Tam
      giáp đồng liến sĩ xuất thân. Hiện nay, ờ Văn Miếu Quốc Tử
      Giám Hà Nội có tấm bia đá tiến sĩ lập năm Vĩnh Thịnh thứ
      18  (1717)  có  tên  là  Hà  Tông  Mục  đồng  liến  sĩ  xuất  thân.
      Ổng  làm  quan  tại  Viện  Hàn  lâm,  Đốc  đồng  hai  xứ Tuyên
      Hưng, Tuần phủ tỉnh An Biên (Hà Giang).
          Tháng  4/1697,  năm  Chính  Hòa  thứ  18  làm  Phủ  doãn
      phủ  Phụng  Thiên  kinh  thành  Thăng  Long,  ông  cùng  Lê
      Huy, Nguyễn Quý Đức và 20 tiến sĩ soạn cuốn  lịch sử “Đại
      Việt sử ký tục biên”.
          Nãm Chính  Hòa  thứ 20, ông  Hà Tông Mục đưỢc  triều
      đình  thời  Lê  Dụ  Tông  giao  trọng  trách  đi  đàm  phán  đấu
      tranh  với  đại  diện  nhà  Thanh  ngăn  chặn  không  cho  quân
      Thanh xâm chiếm châu Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng). Tháng tư
      năm  1699, vua Lê Dụ Tông ra lệnh cho Hà Tông Mục cùng
      Nguyễn  Hành đi kinh  lược miền Tây ở châu Bảo Lạc. Biên
      giới châu Bảo Lạc giáp với châu Trấn Yên của nhà Thanh.
          Quân  Thanh  vượt  biên  giới  sang  Bảo  Lạc  cướp  bóc,
      nhũng  nhiễu  nhân  dân  đói  khổ  phải  bỏ  sản  xuất,  nhà  cửa
      vào  rừng  sâu  lánh  nạn.  Quan  quân  ở địa  phương  yếu  thế
      không thể chế ngự được chúng.  Hà Tông Mục đến Bảo Lạc
      nắm  tình  hình  rồi  gửi  thư  cho  sầm  Sa  Phương,  đại  diện
      quân  Thanh  cho  biết  về  lý  lẽ  và  sự việc  xảy  ra  bất  ổn  cho
      nền  bang giao giữa hai nước,  sầm  Sa Phương đáp thư, tỏ ý
      hổ  thẹn  và  tạ  lỗi, xin  rút  quân  về  nước.  Nhờ đó  nhân  dân
      vùng biên ải Bảo Lạc đưỢc an cư lạc nghiệp.
          Khi về Kinh đô Thăng Long, Hà Tông Mục được chúa
      Trịnh  khen  là  người  có  tài  ngoại  giao  và  phong  làm  Tự
      khanh  hành, Đô cấp  sự trung.  Năm  Quý Mùi (1703),  triều
      đình cử ông làm chánh sứ sang triều đình nhà Thanh để tìm
      cách giải quyết hòa hiếu  giừa hai  nước.  Do đối  đáp  ứng xử
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183