Page 164 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 164
Ọi/ư/ỉ /ii’ Inuìiị iịitìo và cái' sứ than liêu hiểu... 165
Công lao của Nguyễn Duy Thì với triều đình Lê -
Trịnh nói riêng, với quốc gia Đại Việt nói chung rất lớn lao.
Nhà sử học Phan Huy Chú đã xếp ông vào hàng 38 vị phù tá
có công lao tài đức của nhà Lê Trung hưng. Ngoài quan
chức triều đình, Nguyên Duy Thì còn là một nhà giáo dục
có nhiều công lao với đất nước, ông được cử làm phó chủ
khảo hai khoa thi Đình và Khoa Quý Sửu, niên hiệu Hoằng
Định, đời vua Lê Kính Tông (1613); khoa Đinh Sửu, niên
hiệu Dương Hòa, đời vua Lê Thần Tông (1630).
Tìm hiểu thêm trong cuốn Các vị Tư nghiệp và Tế tửu
Qĩiốc Tử Giám, tôi được biết thêm: “...Ngót 30 năm phục vụ
triều đình, người thời bấy giờ trông cậy, tôn kính cụ. Cụ thọ
81 tuổi. Nguyễn Duy Thì là một tể tướng danh tiếng thời Lê
- Trịnh, được danh sĩ Phạm Đình Hổ viết trong Tang thương
ngẫu lục: “ông luôn giữ mình ngay thẳng và khéo thay đổi
được ý vua chúa”. Thí dụ một buổi, ông đang về nghi ở quê
Yên Lãng, nghe tin chúa Thanh vương Trịnh Tráng ngự
thuyền rồng đi kinh lý Sơn Tây, tiện đường muốn rẽ vào
làng Mông Phụ thăm nhà một bà phi đang được chúa yêu
dấu. Đoàn tùy tùng của chúa tiền hô hậu ủng cờ xí rỢp trời,
thanh thế uy nghi, lại ngẫu hứng rẽ vào thăm nhà một phi
tần. Ông nghe tin, không khỏi bất bình, khi chúa qua hạt
Yên Lâng, đã ra phục lạy ở bến sông, tâu: “Nay bốn phương
không giặc giã, sao lại vì một người đàn bà mà làm nhọc đến
sáu quân, như vậy quốc thể còn ra sao nữa?”. Chúa nghe,
biết ông nói phải, đang ngần ngừ chưa ra lệnh hồi loan thì
ông đã truyền cho quân sĩ không được bơi thuyền tiến lên
nữa, trái lệnh sẽ trị tội theo quân pháp.
Đó là một hành động thật dũng cảm, cùng lúc làm phật
ý chúa và gây thù oán với bà phi đang được chúa yêu vì. Tể
tướng Nguyễn Duy Thì còn nổi tiếng vì luôn có hành động