Page 166 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 166
(^ tu in Ịứ Ịìiiĩiịị ọ^iao rà các sử tlìần tiâu Ịyicu... 167
Tiến sĩ năm 27 tuổi, khoa thi năm Mậu Thìn (1628) cùng khoa
với Thám hoa Giang Vàn Minh (56 tuổi). Cả hai đều có tên
trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (bia số 32)...
Nãm 1637, được cử làm Chánh sứ một đoàn đi tuế cống nhà
Minh, cùng đi với sứ đoàn do cụ Giang Văn Minh làm Chánh
sứ, cả hai Chánh sứ đều đã hi sinh (1639), và có ghi trong sách
Đàng khoa lục”.
Linh cữu Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu (mất năm 37
tuổi) do chính cha ông, Quận công Nguyễn Duy Thì (67
tuổi), được lệnh nhà vua dẫn một đoàn lên cửa quan đón thi
hài cả hai Chánh sứ về. Hiện đền thờ cụ Nguyễn Duy Thì
còn lưu giữ bảy đạo sắc phong đời vua Lê Thần Tông. Đặc
biệt có đạo rất quý hiếm, đó là tấm sắc phong vua Lê ghi
nhận công lao đi sứ của Hoàng giáp Chánh sứ Nguyễn Duy
Hiểu, có đóng Quốc ấn “Hoàng đế chí bảo” cho thấy vua Lê
Thần Tông và triều đình thời chúa Trịnh Tráng đánh giá
rất cao công lao đi sứ lần ấy. Các sắc phong khác phần nhiều
chỉ khen ngợi chung như trung cần, mẫn cán, phụ bật triều
chính. Sắc phong này ghi rõ: “...vâng mệnh đi sứ sang Bắc
quốc nộp lễ cống, hoàn thành việc nước, có công... sắc
Nguyễn Duy Hiểu... Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, do
vâng mệnh đi Bắc sứ tuế cống, bị bức hại nên đã chết thảm
thương, có công lao vì nước mà yên nghỉ khi đang tại chức,
nên gia tặng chức Thị lang bộ Hình, tước Hầu...”. (Các vị
Tư nghiệp và Tế tửu Quốc Tử Giám - Hà Nội). Nội dung khen
tặng và hình thức dấu Quốc ấn có thể sánh ngang với lời vua
Lê Thần Tông khen ngợi Chánh sứ Giang Văn Minh: “Đi
sứ không làm nhục mệnh vua, thực là anh hùng thiên cổ!” .
v ề Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu, tuy sử liệu và gia phả
họ Nguyễn Duy không ghi chi tiết về nguyên do cái chết,
nhưng ta thừa biết với cùng một ông vua cậy nước lớn, luôn