Page 165 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 165

166  To sàclì  V ú ’l  ì^ain  - iìất  nước,  con  ntịưừi

         can gián vua chúa, bênh vực bách tính như vụ cứu được dân
         các  làng  Thạch  Đà,  Đình  Xá  khỏi  bị  quân  đội  triều  đình
         bức hại. Tể tướng Nguyễn  Duy Thì đã nhắc lại tư tưởng vì
         dân  của  Nguyễn  Trãi  200  năm  trước  trong  bản  khải  trình
         nổi  tiếng  (năm  1612),  đệ  lên  Bình  An  vương  Trịnh  Tùng,
         được các  sử gia ghi  chép  trong  bộ  sách Đại  Việt sử ký toàn
         thư:  “Dân  là gốc của nước, đạo trị nước cốt ở yên  dân. Trời
         với dân đều một lẽ, lòng dân vui thì thuận ý trời, nên người
         giỏi  trị  nước phải yêu  dân  như yêu  con”.  Điều  này như đã
         thành chán lý muôn đời với bất kể chính  thể nào muốn tồn
         tại lâu dài!
             Nguyễn Duy Thì đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ năm Mậu Tuất
         (1598)  và  đã  đi  sứ  hai  lần.  Khi  ông  35  tuổi  đi  triều  cống
         Trung Quốc theo thường lệ, Hoàng đế nhà Minh muốn làm
         cho bẽ mặt bằng cách thừ tài ông, nên đã ra câu đố:  đi cùng
         vua, thầy học và cha trên một chuyến đò, nếu có bão đắm đò
         thì cứu ai trước? Câu hỏi hóc búa vì theo đạo lý Khổng học
         quân-sư-phụ,  cứu  ai  trước  thì  cũng  bị  tội  bất  nghĩa,  bất
         trung hoặc bất hiếu. Sứ thần trả lời khôn ngoan; “Gặp người
         nào thì cứu người ấy trước và sẽ cứu cả ba”.
             Hoàng  đế  lại  hỏi:  “Thức  ăn  gì  ngon  nhất?  Vật  gì  quý
         nhất  trên  đời?”.  Sứ  thần  trả  lời:  “Muối  ngon  nhất,  thiếu
         muối  thì nhạt nhẽo; vật quý nhất là sĩ phu (trí thức) khiến
         đất nước thanh bình phồn thịnh”.
             Hoàng đế Minh hết cách hạch sách, rất cảm phục và đã
         ưu đãi sứ thần (theo Quỳnh Cư - Danh nhãn đất Việt).

             Người con sớm đại đăng khoa, sớm đền nợ nước
             Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được ghi khá chi tiết
         trong cuốn Các vị Tư nghiệp và Tế tửu Quốc Tử Giám: “Nguyễn
         Duy Hiểu (1602-1639) là con trưởng cụ Nguyễn Duy Thì, đỗ
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170