Page 201 - Phương Pháp Thực Dưỡng
P. 201
mới sinh, tuyến vú tiết ra một chất nước trong gọi là sữa non
(colostrum). Sữa non không ngọt, cũng không béo là Dương
hơn sữa tiết ra sau này. Đây là một chất dịch tiếp tục việc
Dương hóa đứa trẻ, giúp tăng cường khả năng kháng bệnh (hệ
miễn nhiễm) của cơ thể. Thường thà thể trọng của trẻ giảm
xuống trong mấy ngày này.
Từ ngày thứ hai đến một tháng, có thể giã cỏ mực (cỏ nhọ
nồi, nhớ rửa sạch bằng nước muối) vắt lấy nước pha tí muối,
dùng vải sạch quấn vào đầu ngón tay thấm nước này rà miệng
trẻ mỗi sáng thức dậy. Một tuần sau khi rún thành sẹo, cho
nhựa chai vào than hồng, dùng tay kẹp lá trầu hơ khói chai áp
vào bụng, háng, khuỷu chân tay, cườm tay, và gót chân của trẻ.
Hơ háp cẩn thận sẽ làm mạnh hệ tiêu hoá.
n. CHĂM SÓC BÀ MẸ
Trong 3-6 tuần đầu sau khi sinh, tử cung (nơi nhau lóc ra) ra
máu ri rả, các bạn có thể dùng băng vệ sinh như lúc có kinh và
rửa ráy bằng nước nóng hoặc nước trà (món 51, 52) pha muối.
Sinh xong, để lại sức, bà mẹ có thể uống trà tương (món 53),
hoặc ăn xúp tương (món 28) nấu với càrốt, khoai mài (hoài sơn)
và bánh ít (hoặc bánh dày nếp lứt viên nhỏ - món 11). Điều
quan trọng đối với phụ nữ lúc này là ăn biết ngon (khẩu vị tốt).
Nếu kém ăn, có thể dùng bột gạo lứt (món 6) nêm ô mai đặc
biệt (hoặc muối mề, tương) để kích thích khẩu vị. Có thể thay
bột bằng cháo gạo lứt rang (món 8) hoặc cháo tán (món 7).
Hằng ngày có thể ăn uống như trước khi sinh, có thể thêm
nếp (nấu xôi hoặc làm bánh ít, bánh dầy); ăn hơi khô và mặn
hơn (nhớ vừa phải), thức ăn nên thêm chút nghệ (làm ấm
người, phá máu ứ và chữa lành các vết thương trong tử cung).
Điều quan trọng là ăn nóng, uống nóng.
195