Page 200 - Phương Pháp Thực Dưỡng
P. 200
dùng đến phẫu thuật gọi là mổ tử cưng lấy thai (Cesarean
Section). Tuy nhiên, theo các bác sĩ, phẫu thuật này có thể gây
tổn thương cho thể chất và tinh thần của cả mẹ lẫn con, như tỷ
lệ tử vong cao hơn sinh bình thường, tử cung bị nhiễm trùng,
băng huyết, đau bụng, bại ruột, kiệt sức, có cảm giác chán
chường, sợ hãi, ngủ thấy ác mộng, v.v...; đứa trẻ thường kém
sức sống, mắc chứng thở gấp từng cơn (trasient tachylnia); yếu
thần kinh, v.v... Do đó, người ta chỉ mổ tử cung trong trường
hợp cấp cúu mà thôi. Ngoài ra, các bác sĩ sản khoa, đặc biệt các
bà mụ cổ truyền, thường sử dụng thủ thuật xoa nắn gọi là
chuyển đảo bên ngoài (extemal Version) để giúp thai nhi xoay
chuyển tự nhiên.
c. SAU KHI SINH
I. CHĂM SÓC TRẺ Sơ SINH
Sinh ra độ một phút, đứa bé bắt đầu thở và la khóc. Việc
này giúp thải hết chất nhớt trong đường hô hấp để trẻ sống
thích nghi với môi trường không khí. Nếu đứa bé không khóc
ngay sau khi sinh, thì phải lay động hoặc vỗ vào mông cho đến
khi nó khóc. Nếu không được, lúc đó phải nhờ tới những kỹ
thuật chuyên môn. Các bạn cũng có thể dùng tay cẩn thận móc
hết chất nhớt còn sót trong họng trẻ (nếu có bà mụ hay cô đỡ,
người này sẽ làm thay bạn). Sau đó, có thế thoa miệng trẻ
băng nước đun sôi để nguội pha 0,5% muối biển, hoặc cho uống
đôi chút; việc này có mục đích giúp một sinh vật chuyển tiếp
đời sống từ lòng đại dương (bọc nước ối trong tử cung) lên mặt
đất liền (ra ngoài không khí).
Sau khi cRùi rửa hai mẹ con sạch sẽ bằng nước ấm thì đưa
ngay đứa trẻ vào lòng người mẹ để cho bú. Vào những ngày đầu
194