Page 352 - Phòng Và Chữa Các Loại Đau Đầu
P. 352
ĐAU ĐẦU CĂN NGUYÊN c ổ
VII. HỘI CHỨNG CỐ - ĐẦU
1. Đại cương
Năm 1926, Barré đã mô tả một hội chứng bao gồm các
thế biểu hiện chóng mặt, rốì loạn nghe. Ông cho rằng
nguyên nhân là do giao cảm cổ sau bị kích thích bởi
những biến đổi của cột sông cổ gây nên. Do đó ông gọi hội
chứng này là "hội chứng giao cảm cổ sau".
Đến năm 1949, Bartschi - Rochaix trong một cuốn
chuyên khảo về bệnh đau nửa đầu do cổ (Migraine
cervicale), đã cho rằng mỏm móc của đốt sông cổ là nguyên
nhân gây nên các triệu chứng đau đầu và chóng mặt.
Kuhlendahl (1953) đã phủ nhận sự nhầm lẫn của
thuật ngữ Migraine cervicale và đưa ra khái niệm "hội
chứng cổ - đầu".
Sau đó, ông cũng đã đặt vấn đề vai trò có ý nghĩa của
động mạch sông trong sự phát sinh ra hội chứng cổ - đầu.
Các kết quả của kỹ thuật chụp động mạch sông và
phẫu thuật cắt mỏm móc trong lỗ liên đốt cột sông cổ
(Uncoíbraminectomie), nhất là sự xuất hiện của kỹ thuật
chẩn đoán X quang hiện đại (chụp cắt lớp vị tính và chụp
cộng hưởng từ hạt nhân) càng khẳng định rằng: đau đầu,
các cơn chóng mặt, rối loạn nhìn và nghe, rối loạn nuốt,
cũng như các rối loạn tâm lý có thể do những biến đổi
sinh - cơ học của đoạn vận động cột sông cổ, trong đó vai
trò của động mạch sống rất lớn (Jung và Kehr 1972;
Jung và c s , 1974).
Hội chứng cổ - đầu xảy ra là do động mạch sông và
giao cảm cổ đã bị chèn đẩy ở khu vực cột sông cổ bởi
nhiều yếu tố: lệch trục cột sông, trượt đốt sông, hẹp ống
động mạch đốt sông do chồi xương ra phía bên của mỏm
móc đốt sông C4 - C7. Nhưng phần lốn trường hợp thường
là nguyên nhân phôi hợp.
352