Page 314 - Phòng Và Chữa Các Loại Đau Đầu
P. 314
BỆNH HORTON
khổng lồ kiểu do dị vật, khác hẳn với các loại tế
bào khổng lồ trong các bệnh khác của mạch máu.
Nó khu trú trong vùng lân cận của màng chun
trong đã bị phá huỷ tương đốì rộng, đa sô" thuần
nhất, hay trong khu vực có những ổ tổ chức hạt
hoặc ở những vùng có sự xâm nhập viêm mạn
tính, nhưng không phải là tất cả những vùng
mạch máu bị viêm đểu có tê bào khổng lồ. Trái
lại, trong bệnh Horton, khi đã thấy tế bào khổng
lồ thì bao giờ cũng có những hình ảnh do bị biến
đổi hay hậu quả của quá trình viêm thành mạch,
vì viêm thành mạch là nguyên nhân của sự hình
thành tế bào khổng lồ (Fritsch, 1964).
Về cơ chế hình thành tế bào khổng lồ, bằng những kết
quả nghiên cứu về hoá - tổ chức và tổ chức bệnh lý qua
kính hiển vi điện tử, Kunz và Kocder (1963) đã nhận xét
thấy bên cạnh những hình ảnh màng chun trong bị phá
huỷ, tiêu biến đi, lại có những cấu trúc chun mới được
hình thành mà về bản chất không có gì khác nhau đặc
biệt so với màng chun trong. Chính hậu quả của sự phân
huỷ và tổn thương chất chun do viêm đã làm xuất hiện
những tế bào khổng lồ kiểu do dị vật với đặc tính thực
bào (Rickenbacher, 1971). Người ta còn cho rằng có thể
do nhiễm chất độc nên chất chun nguyên sinh đã bị tổn
hại, khởi đầu là quá trình thoái hoá sợi chun, sau đến tan
rã chất chun, rồi được hấp thu trong tế bào khổng lồ
[Kimmelstiel (1952) và một sô"tác giả khác sau này...].
Về cơ chế hình thành cục huyết khối trong lòng mạch,
người ta cho rằng do hậu quả của quá trình viêm thành
mạch (vascularite) nên làm tăng sinh (prolifération) lớp
áp trong, gây chít hẹp lòng mạch, tạo điều kiện cho cục
huyết khối dần dần hình thành tại khu vực đoạn động
mạch hẹp nghẽn đó.
314