Page 312 - Phòng Và Chữa Các Loại Đau Đầu
P. 312
BỆNH HORTON
thể giải thích được tại sao động mạch thái dương lại là
"tụ điếm chọn lọc" của tổn thương bệnh Horton, thậm chí
bảng lâm sàng của bệnh biểu hiện ở khu vực khác, ngay
cả ở những động mạch nằm sâu trong các tạng, não,
trong 0 bụng (động mạch mạc treo tràng...), nhưng sinh
thiết động mạch thái dương "không đau" cũng có kết quả
dương tính (Harrison 1974, W.D.Engelke, D.Dorstelmann
1979). Đây cũng là điều "may mắn" cho thầy thuốc lâm
sàng có thể sử dụng kết quả sinh thiết động mạch thái
dương để chẩn đoán bệnh Horton ở xa động mạch thái
dương và sâu trong cơ thể. Nhưng không phải bao giò
sinh thiết động mạch thái dương ở những bệnh nhân
Horton, ngay cả khu trú ỏ chính động mạch thái dương
này mà lại dễ dàng thu được kết quả dương tính. Đó
chính là vì đặc điểm khu trú tổn thương giải phẫu bệnh
lý của bệnh Horton là ở từng đoạn trong một động mạch.
Vì vậy, trên thực tê lâm sàng, kết quả giải phẫu bệnh lý
âm tính cũng chưa thể hoàn toàn loại trừ khả năng là
bệnh Horton. Do đó, để đảm bảo tỷ lệ sinh thiết "trúng"
tăng cao, Gillander Elliot đã đề xuất phương pháp "sinh
thiết chọn lọc" (biopsie sélective) bằng cách tiến hành
chụp trước động mạch thái dương nhằm phát hiện đoạn
động mạch bị chít hẹp hay nghẽn tắc bởi cục huyết khôi
do tổn thương thành mạch, rồi cho làm sinh thiết ngay
tại đoạn động mạch đó.
Sinh thiết động mạch thái dương không phải chỉ để
xác định chẩn đoán một cách chính xác, khách quan
bệnh mà còn có tác dụng điểu trị. Theo kinh nghiệm của
nhiều tác giả trên thế giới và riêng của bản thân chúng
tôi đều nhận thấy rằng sau khi sinh thiết và thắt động
mạch thái dương, chưa dùng biện pháp điều trị gì khác
thì triệu chứng chủ yếu của bệnh (ví dụ như đau đầu, mờ
mắt...)đã giảm nhẹ đi rõ rệt tới khoảng 50%. Điều đó đã
được mọi người chấp nhận, nhưng đến nay cơ chế của nó
312