Page 236 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 236
- Xe nhuyễn như che 4 lọng vàng, có lính cầm cờ quạt đi hai bên.
- Một cỗ xe Long đình che 4 lọng vàng, chỏ các đồ Ngự dụng (những vật nhà
vua dùng)
- 20 lính Thị vệ và hai con ngựa đóng bành.
- Cuối cùng là một đám lính cờ, quạt phấp phới, đủ màu.
Hậu đạo:
• Mở đầu là các quan đại thần ban võ như Đô thống, Thống chế, Để đốc, Lãnh
binh; theo sau là giá chiêng, giá trống và bốn hàng bộ binh dài cầm cờ Tam tài, Nhị
thập thời trẩn, Nhị thập bát tú.
- Một cỗ xe Long đình che 2 lọng vàng, 2 quạt vả, bên trong đặt tượng Đồng
nhân, tay cầm cái biển ghi hai chữ Trai giói. Theo sau là đông đảo các quan võ tứ
phẩm, quan văn ngũ phẩm trỏ xuống, người cưỡi ngựa, kẻ đi võng do lính khiêng,
có che lọng.
- Phần cuối của Hậu đạo, cũng là phần cuối của đám rước là một đám lính cầm
cờ quạt và 2 thớt voi trang hoàng rực rỡ.
Đến giờ quy định, Phưong đàn, Hạ đàn các hạng hương, đen, trầm, trà, các lễ
phẩm trâu, bò, đèn, lụa, vàng, ngọc, chén, bát, xuôi, rượu... đểu được xếp đặt đầy
đủ, tử tế vào các chỗ đã quy định. Các quan phân hiến, Bồi tế, Chấp sự có mặt ỏ vị
trí của mình. Các ca công cung kính đứng chờ ỏ hai bên tả, hữu đàn. 30 viên quản
cai, quản vệ, cai đội, hiệu úy của Thân binh, cấm binh dàn hàng hai bên Viên đàn.
Hai bên bậc cấp Hạ đàn và Phương đàn, mỗi nơi có 8 viên quản vệ, cai đội lính
Thân binh, cấm binh giơ cao đèn, đuốc, kiếm chờ đón vua đến làm lễ.
Một vùng dèn duốc sáng rực giữa bốn phương dắm chìm trong bóng tối, giữa
hơi sương mùa xuân nhẹ buông xuống vạn vật... tất cả tạo thành một khung cảnh
vô cùng trang nghiêm, huyền ảo... để chờ Vua từ Trai Cung ra Đàn làm chủ tế.
Sau khi lễ tế đã xong, chuông trống tại Trai cung gióng giả nổi lên. Đại nhạc,
nhã nhạc, quân nhạc cùng nhất loạt cử hành. Kiệu vua đến cửa Bắc thì chuông
trống ngưng tiếng: kỳ lão phủ Thừa Thiên quỳ đón, tiễn vua vể Đại Nội. Đến bến
sông Hương, vua ngự lên thuyền, thay lễ phục bằng thường phục. Thuyền ngự vừa
cập bến Phu Văn Lâu, lính Thị vệ, Biển binh đã chực sẵn để nghênh đón. Ngự giá
theo cửa Quảng Đức tiến về Ngọ Môn. Chuông trống trên lầu Ngũ phụng nỗi lên.
Khi ngự giá vào tới điện cần Chánh, Vua lên ngai vàng nhận lại kỳ bài do quan giữ
thành đem nộp.
Có thể nói, lễ tế Nam Giao là đại lễ quy mô nhất, tốn nhiểu công của nhất
trong số các lễ hội triều Nguyễn.
238