Page 239 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 239

10.  PHONG TỤC THỜ  CÚNG  MA CHAY CỦA  NGƯỜI THỪA THIÊN

       HUẾ

         “Sinh hữu hạn tử vô kỳ”. Có sinh ắt có tử. Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tạo
    hóa.  Phong tục ma chay của nhiều địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế tuy có
    nhiều nét khác nhau nhưng vẫn giống nhau ở những điểm cơ bản.

        Khi  có  người  qua đời,  nếu  chết ở  đường xa,  quan tài  không  đem  vào nhà,  mà
    làm  tang  ở  ngã  ba đường  cái.  Nếu  qua đời  trong  sự  bình  thường,  quan  tài thường
    được đặt ỏ  nhà  lớn. Tùy theo địa vị trong gia đình đặt ỏ căn giữa, căn trên hay căn
    dưới. Người ta truyền miệng cho nhau trong làng cùng biết. “Nhất cận thân, nhì cận
    lân”,  bà  con  lối  xóm  tập trung  đông  đúc,  người  làm  rạp,  người trang  hoàng,  người
    tẩm  liệm.  Công  việc tất bật trong  ngày đầu. Từ chết không  ai  được dùng  đến,  mà
    gọi là mất. Người vừa mất được đặt trên cái giường quay đầu ra ngoài sân.

        Cơm gối đẩu

        Liền sau khi mất, người nhà đơm một chén cơm đầy vung, chén cơm để một cái
    trứng  vịt đã  lột vỏ  và  cấm  vào chén  cơm  đôi  đũa tre,  trên  đầu  đũa có  vót cho tre
    quấn lại thành cái bông, rồi để chén cơm ấy phía trên đầu người chết.

         Tẩm liệm

        Người  chết  được  tẩm  liệm  bằng  nước  sôi  để  nguội,  dùng  vải  sạch  lau  lên  thi
    thể. Có  khi  phun  rượu  để  uốn  nắn chân tay đã cứng và cong. Thay bộ quần áo cũ
    bằng bộ quần  áo tang vải  sô.  Mặc thêm  bộ quần áo thường dùng còn  mới,  cắt bỏ
    khuy nút bằng  kim  khí,  xương,  sành,  để tránh  sau  này thi thể thối  rữa,  nút lẫn  lộn
    với xương.  Người ta nhét vào miệng  người chết miếng bã trầu và vài  hột gạo hoặc
    cái  khâu  màu vàng, tục này gọi  là  phạn  hàm.  ở tay đặt vào vài đồng tiền xu  xưa,
    hoặc  tiền  đang  lưu  hành,  mục  đích  để  người  chết  dùng  tiền  mà  “đi  đò”  đò  âm
    dương. Theo tục  lệ  cũ  thì từ dương  gian  sang âm  phủ  phải qua đò  âm  dương.  Đặt
    trên bụng một con dao hay cái liềm để trừ tà ma.  Lúc khâm liệm,  người lớn tuổi tin
    Phật, đắp thêm trên người chiếc áo Quan Âm. Những người chết oan, giờ xấu thêm
    vào quan tài  là  lá  bùa do thầy pháp vẽ,  hay bỏ thêm  bộ  bài trùng. Thân thể được
    vấn  lại  bằng  cây  vải  thô  dài  trắng.  Chọn  giờ  tốt  mà  nhập  liệm  tránh  tương  khắc
    những người thân trong gia đình, nhất là người trưỏng.

        Quan  tài  được trét đất sét phía trong,  đất nhào thật nhuyễn với  nước cơm  trát
    đầy phía trong,  ở các góc và các kẽ  hở.  Dùng lá chuối xanh dán vào lớp đất,  lót ở
    trong đáy  hòm  nhiều  mùn  cưa,  mun  phòng  hờ  nhiểu  năm  sau,  có thể cải táng  mà
    nhận dạng.

        Khi  làm  lễ  hạ  thổ  thi  thể  đàn  ông  đưa  lên  đưa xuống  đất 7  lần,  đàn  bà  9  lần.
    Nói  như vậy  nhưng  mục  đích  là  để  khí dương  trong  thân  thể  người  chết thoát  hết


                                                                                           241
   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244