Page 237 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 237
9. NGÀY LỄ VU LAN ở HUẾ
Vu lan cũng là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho
người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền. Đây là một nét đẹp truyền
thống của người Huế.
Tháng 7 âm lịch, người Việt ta có một ngày lễ mà giới Tăng Ni, Phật tử thường
gọi là lễ Vu lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, một
tập tục đáng quý, đáng trân trọng, thể hiện tinh thần “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là
ngày cúng chúng sinh. Mọi người đến cửa chùa để tỏ lòng thành với người đã sinh
thành ra mình, dù ai còn mẹ hay mất mẹ cũng làm mẹ đưọc vui... Tháng 7 âm lịch
còn là tháng mưa Ngâu - gắn với sự tích ông Ngâu bà Ngâu hay còn gọi là tích
Ngưu Lang - Chức Nữ.
Không phải là ngày lễ của riêng Huế, trong dịp tháng 7 âm lịch này là lễ Thu tế
làng Dương Nổ hay lễ hội điện Hòn Chén, nhưng Vu lan là nét riêng không thể nào
lẫn vào đâu được, là dịp mà tính cách và tâm hổn Huế được bộc lộ một cách rõ rệt
nhất.
Hòa vào cùng thiên nhiên, sự yên tĩnh của chùa Huế đã mang lại những giá trị
tâm linh cho người dân Huế lẫn du khách viếng thăm, Từ các cụ già cho đến các
em bé, cả gia đình cùng đi chùa, tạo nên một không khí thật ấm cúng nơi cửa thiền.
Vu lan cũng là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho
người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền. Đây là một nét đẹp truyền
thống mà người Huế còn giữ được.
Vu lan cũng là thời gian mà nhiều tổ chức và cá nhân thể hiện được lòng từ bi
của mình bằng công tác từ thiện với những món quà ủy lao cho các bệnh nhân
nghèo ở các bệnh viện hay những trẻ em nghèo, những người neo đơn, tàn tật ở
các cơ sở nuôi dưỡng.
Ỷ nghĩa ngày lễ Vu lan của người Huế
Ngày rằm tháng 7, người Bắc vẫn quen gọi là ngày "Xá Tội Vong Nhân" cúng
các chúng sinh không nhà không cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mỏ khóa
lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu lan. ở miền Nam, rằm tháng 7
thường gọi là "Vu lan Thắng Hội", ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Sự tích của
ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ Phật giáo. Theo đó, Mục Liên không
phải tên thật mà chỉ là hiệu. Tên thật của Mục Liên là La Bộc.
Chuyện xưa kể rằng... La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia
đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ỏ tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc
nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền
239