Page 232 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 232

Trước một trận  mưa đen mịt tối, tất thảy người  mà tự thảy quỷ,  một vùng chôn
         kẻ  cực người  sang.  Sau  ba hổi trống dục loa dổn,  biết phận  là  biết đâu duyên,  ba
         thước lấp anh hay chú vụng".
             Người gây ra thảm cảnh đó là quân đội xâm lược Pháp:

             “Ai ngờ vận trời năm Ất Dậu, tiết tháng năm còn dưới tuần trăng.

             Ghê thay luồng sóng ở Tây phương, quân đội Pháp kéo lên bắn tóe,

             Trận khói lửa đưa người chín suối, mất xác mất thây.

             Nào sang hèn rồi kiếp ba sinh, hết hồn hết vía”

             Trước thảm cảnh đó, cẩu mong cho các hồn chóng siêu thoát, xin tinh  linh các
         đấng phò trì cho Tổ quốc trường tồn. Đó là ý nghĩa mà bài văn tế muốn truyền đạt:

             “Nào hồn đông hồn tây, hồn nam hồn bắc, chẳng đâu không gọi hồn về.

             Hỡi cô phu, cô phụ, cô tử, cô thần, may hãy còn mình, mình cúng.

             Cúng cha anh chú  bác, thím mợ cô dì ta cả thảy, đau đoàn sau cùng đau đoàn
         trước, tình nhất sinh nhất tử sơ khác gì thân.
              Này  hương  hoa  vàng  giấy,  xôi  rượu  muối  trà,  chút  gọi  rằng  nếm  lấy  hơi,  xin
         nếm lấy lòng, nghĩa đồng chủng đồng bào, thác xem như sống.

              Hỡi tinh linh các đấng, phòng trì cho Tổ quốc trường tồn.

              Này  quốc  ngữ  đôi  hàng,  ao  ước  những  chí thành  năng  động.  Thương  ôi!  Xin
         hưởng”.

              Buổi tối là lễ đăng đàn chẩn tế do các nhà sư đảm nhiệm. Chủ  lễ  là một vị hòa
         thượng, tuổi cao đức trọng, đứng dọc hai bên là sáu vị kinh sư. Ý  nghĩa của lễ đăng
         đàn này là cầu nguyện cho các hương linh được siêu thoát.

              Sau cuộc lễ là hình thức phóng sinh: Chim, lươn, cá...

              Trong lễ “đăng đàn chẩn tế”, vị hòa thượng chủ  lễ thỉnh thoảng lấy tay vốc từng
         nắm xôi và đổng tiền  kẽm đặt sẵn trong  một cái  khay lớn vất ra sân.  Đám trẻ  con
         chen chúc nhau lượm các đồng tiền trên lấy đây đeo cổ để trừ yêu ma quỷ quái.

              Sau  kỳ  lễ  tế,  vào  ngày  12  tháng  6  âm  lịch  có  tục  đi  chạp  mộ  tập  thể  những
         người tử nạn trong ngày thất thủ  kinh đô. Địa điểm là  nơi gần  lăng cụ  Kinh Tế, trên
         đường vào chùa Trà  Am,  có  hai  đám  mộ tập thể  chôn  người tử  nạn trong  biến  cố
         23/5) tại  núi  Ngự  Bình  (những  người  này được vùi  sơ sải,  đến  khi  dọn  tử thi  trong
         thành nội, người ta nhận thấy khu vực có nhiều tử thi nhất là vùng sát với miếu âm
         hổn hiện tại. Có lẽ con đường dẫn đến cửa Chính Đông là con đường dân chúng ào
         ào chạy loạn, quân Pháp vào thành cũng theo cửa Chính Đông nên sự sát hại thật
         thảm  khốc.  Khi  đào  mộ  cải táng,  người ta thấy có  mũ  mang,  bài  ngà  quan  lại  lân
         234
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237