Page 233 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 233
xác ngựa).
Tập tục cúng âm hồn bắt đầu những năm từ sau biến cố, kéo dài cho đến bây
giờ, không năm nào gián đoạn, dù hơn trăm năm qua, Huế đã trải qua bao biến cố,
chịu bao mất mát đau thương. Tuy nhiên, quy mô và hình thức cúng tế tùy theo từng
giai đoạn lịch sử mà có sự chuyển đổi.
Dưới thời đại quân chủ, vào ngày tế lễ, bà Từ Cung cho lính gánh lễ vật ra
cúng tại miếu. Giờ hành lễ, quan lại các bộ trong Thành Nội cũng đến hành lễ.
Năm nào phẩm vật và tiền bạc cúng phong phú thì ban tổ chức cho mổ bò, lợn để
cúng tế.
Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo, nghĩa đồng bào,
đồng chủng, nó có đầy đủ ý nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc
đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.
8. LỄ TẾ TRỜI ở ĐÀN NAM GIAO
Ngày xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử là con trời, mà trời là đấng chí
tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát hạnh phúc cho muôn dân nên thường năm họ
đều tổ chức long trọng lễ tế trời rất. Vì là con trời, thay trời trị dân nên đích thân nhà
vua phải đứng làm chủ tế để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con.
Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần
tháng hai hằng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai
năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần,
Đàn Nam Giao được xây dựng xong vào năm Gia Long thứ 5 (1806) ở làng
Dương Xuân, phía nam Kinh thành Huế, trong một khuôn viên đất dài 390m, rộng
265m, trên một vị thế cao ráo, thoáng đãng. Chung quanh khuôn viên bao bọc bởi
một vòng tường thành bằng đá trổ 4 cửa rộng theo 4 hướng Đông - Tây - Nam -
Bắc, trước mỗi cửa xây một bức bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m.
Đàn gồm 3 tầng:
- Tầng trên cùng gọi là Đàn thượng hình tròn nên còn gọi là Viên đàn, đường
kính 9 trượng 6 thước, nển cao 7 thước. Bốn phía đều xây bậc lên xuống, mặt nam
15 cấp, ba mặt bắc, tâý, đông đều 9 cấp. Xung quanh Đàn là một vòng lan can
màu xanh tượng trưng cho trời, cao 2 thước.
- Tầng thứ 2 gọi là Đàn trung có hình vuông nôn được gọi là Phương đàn, vòng
lan can màu vàng tượng trưng cho đất.
- Tầng dưới cùng gọi là Đàn hạ, cũng hình vuông, vòng lan can màu đỏ tượng
trưng cho người.
235