Page 124 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 124
8 . Đảm bảo vệ sinh thực phẩm để thúc ãn không là nguồn gây
bệnh. Rửa tay sạch tnrớc khi ăn. Uống đủ nuớc sạch. Hạn chế
uống rượu, bia và nước ngọt.
9. Tổ chức bữa ăn gia đình. Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ
sinh thái VAC gia đình để có nhiều loại thực phẩm đa dạng tươi
và sạch đảm bảo bữa ăn gia đình đủ dinh dưỡng, ngon lành, tình
cảm, tiết kiệm, bình thường gổm các món: cơm, canh, rau, món
giàu đạm béo, món tráng miệng và nuớc uống. Món ăn cần đa
dạng, thay đổi, phối hợp nhiều loại thực phẩm.
10. Muốn ãn ngon, tiêu hoá tốt, cần duy trì nếp sống năng
động, lành mạnh, hoạt động thể dục thể thao đều đặn và phù hợp.
Trung bình ăn ngày 3 bữa. Buổi tối không nên ăn quá no.
Tư liệu của Viện Dinh dưỡng Bộ Y tể
Điểm 3. Cung cấp nước trong lành, thanh khiết môi trường
Đôi với miền núi nước sạch cũng như thanh khiết mỗi trường
là những vấn đề nóng bỏng, có tính chất thời sự hiện nay và tróríg
tương lai. Trong hội nghị thượng đỉnh về môi trường thế giới họp
tháng 9 năm 2002 tại Nam Phi đã có cảnh báo là đến năm 2020
có thể có khoảng 800 triệu người trên thế giói sống trong tình
trạng thiếu nước sạch và ô nhiễm mỏi trường.
Ở miền núi trong khoảng 1 0 năm sắp đến nên tập trung giải
quyết các vấn đề sau đây:
1. Nước sạch (xem Nước sạch ỏ miền núi) dùng cho ăn uống
và sinh hoạt gia đình vód các tiêu chuẩn tối thiểu là trong, không
bị vẩn đục, không có mùi, vị tanh, v.v... Tại miền núi, điéu kiện
cơ bản để có nước là phải có rừng; không có cây rùng thì khó có
125
k