Page 86 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 86
- Bày tỏ suy nghĩ của người viết về ý kiến: thí sinh có thể không đồng tình,
đồng tình hoặc chỉ đồng tình với một phần của ý kiến. Dù theo hướng nào thì khi
bàn bạc cũng cần phải có lí lẽ xác đáng và với một thái độ chân thành, nghiêm
túc, thiện chí và cầu tiến.
Từ việc thể hiện suy nghĩ của người viết về ý kiến, đề bài cũng là dịp để cho
thí sinh bày tỏ quan điểm của bản thân về lựa chọn con đường lập nghiệp một
cách đúng đắn; từ nhận thức đến hành động cụ thể.
2. Câu 2 "
a. Yêu cầu chung
- về kì năng: Biết cách trả lời câu hỏi dưới hình thức làm một bài văn nghị
luận văn học; biết huy động các thao tác lập luận và xác định một số thao tác lập
luận chính để làm bài; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến
và những tác phẩm đã học viết về người lính, thí sinh phải làm rõ những khám
riêng của Quang Dũng về hình tượng người lính trong tác phẩm;
b. Yêu cầu cụ thế
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần làm rõ được nội dung
yêu cầu cơ bản sau:
* Nêu được vấn đề cần nghị luận
* Khái quát chung về hình tượng người lính trong tác phẩm văn học
* Khám phá riêng về hình tượng người lính của Quang Dũng trong bài thơ
Tây Tiến :
- Hình tượng người lính trong bài thơ được hiện lên với vẻ đẹp hào hùng,
hào hoa, lãng mạn.
- Viết về người lính, Quang Dũng không né tránh hiện thực, hiện thực
trong Tây Tiến được hiện lên một cách chân thực rõ nét với hoàn cảnh khó
khăn, gian khổ, khốc liệt, hy sinh, mất mát....Cái hùng và cái bi hoà quyện,
xuyên thấm vào nhau tạo nên vẻ đẹp bi tráng - thần thái chung của bức tượng
đài tập thể về người lính...
- Những khám phá về hình tưọTig người lính được Quang Dũng chuyển tải
qua những hình thức nghệ thuật độc đáo: bút pháp lãng mạn; những sáng tạo độc
đáo về sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh; giọng điệu hào hùng, bi tráng...
86