Page 233 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 233

Sáng tác  của ông vừa chân thực,  giản dị vừa thấm đượm ý vị  triết lí  nhân sinh.
       Ông là nhà văn có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí phức tạp của con người.

           -  Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc, rất tiêu biểu cho sáng
       tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
           Trong  truyện,  chi  tiết  “bát  cháo  hành”  rất  đặc  sắc  và  ấn  tưọng,  góp  phần
       quan  trọng  trong việc  thể  hiện  tâm  lí  nhân  vật,  tư tưởng  của tác  phẩm và điển
       hình cho nghệ thuật viết truyện ngắn của Nam Cao.
           * Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành”:
           - Ý nghĩa về nội dung:
           + Thể hiện sự chăm sóc ân cần của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.

           + Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo nhận được, là hương vị
       của hạnh phúc tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
           + “Bát cháo hành” đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo:
           .  Gây ngạc nhiên,  gây xúc  động mạnh,  khiến nhân vật ăn năn,  suy nghĩ về
       tình trạng thê thảm hiện tại của mình.
           . Khơi dậy niềm khát khao được làm hoà với mọi người; hy vọng vào một cơ
       hội trở về với cuộc sống lương thiện.

           - Ý nghĩa về nghệ thuật:
           +  Là chi  tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển cốt truyện,  khắc họa sắc
       nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
           + Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao:  tin tưởng vào khả năng
       cảm hoá của tình người.




                                         ĐỀ 46



           I. Phẩn đọc hiểu

           Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
                      ...  Chưa chừ viết đã vẹn tròn tiếng nói
                      Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
                     Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

                     Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

                                                                                  233
   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238