Page 229 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 229
+ Bài thơ Vội vàng mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây chính là một minh
chứng rõ nét nhất cho nhận xét trên.
- Thân bài:
+ Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Thơ Xuân Diệu
uống dòng nước ngọt lành từ cuộc sống trần thế. Trước vẻ đẹp của cuộc đời, ông
sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng và khao khát đắm say:
+ Niềm thiết tha với cuộc đời - một “thiên đường trên mặt đất”.
. Nhà thơ muốn níu giữ hương sắc của cuộc đời: tắt nắng, buộc gió.
. Thủ pháp liệt kê ( “Này đây... ”) thể hiện nổi bật những cảm nhận phong
phú, dồi dào của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên.
. Niềm yêu sống còn thể hiện bằng những hình ảnh ấn dụ, so sánh đầy đắm
say: “tuần tháng mật”, “khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi”, “Tháng giêng
ngon như một cặp môi gần”,...
. Từ niềm yêu đời tha thiết đó, bằng những cảm nhận rất nhạy bén của người
thi sĩ, nhà thơ nhận ra bao điều nghịch lí giữa “cái tôi” và cuộc đời.
- Nhận thức sâu sắc về bước chuyển vô tình của thời gian:
+ Cảm nhận rõ về sự chia phôi: “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”.
+ Thời gian cưóp đi tuổi trẻ và hủy hoại sự sống đẹp đẽ, tình tứ.
+ Khao khát sống một cách cao độ mỗi phút giây của tuổi thanh xuân, muốn
đoạt lấy sự sống.
+ Thái độ của cái Tôi cá nhân mạnh mẽ, dứt khoát để khẳng định mình;
“Ta muốn...”.
+ Tình cảm thiết tha với đời được thể hiện mỗi lúc một mạnh mẽ hơn: “ôm”
- “riết” - “thâu” - “cắn”.
- Kết luận;
+ Bằng niềm yêu sống và khát khao được sống có ích, sống mạnh mẽ, Xuân
Diệu đã “tuyên chiến” với những “ao đời” tù túng. Đó là một thái độ sống tích
cực trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
+ Cách nhận thức và hưởng thụ cuộc sống của Xuân Diệu đã làm nên một
cái tôi sống động không lẫn vào bất kì ai. Nó là một nguồn sống rào rạt chưa
từng thấy ở trước đó, tại thời điểm đó và mãi về sau.
229