Page 227 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 227
Sai. Vị khách nói: Không phải chuyện tiền nong mà tôi thất vọng về sự thiếu
tôn trọng, khinh thường mà cô ẩy dành cho tôi.
Câu 5. Vị khách du lịch viết bài viết này có phải là để phán xét du lịch Việt
Nam và người Việt Nam?
"Tôi không ở đây để phán xét về Việt Nam hay người Việt Nam ”, vị khách
nói. Bài viết là một sự trải lòng, là sự chia sẻ những kinh nghiệm mà anh đã ữải
qua với mong muốn người Việt Nam cần nhìn lại và sửa chữa những thói xấu
của mình.
Câu 6. Theo anh (chị) hậu quả tai hại nhất của những hiện tượng ừên là gì?
Hậu quả tai hại nhất của những hiện tượng nêu trên là đã làm xấu đi hình
ảnh của du lịch Việt Nam, của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
II. Phần làm văn
Câu 1.
a. Yêu cầu chung
- về kĩ năng: Có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. Biết vận dụng tốt các thao
tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng,
mạch lạc; có đủ các ý, các ý liên kết chặt chẽ với nhau. Văn viết phải hấp dẫn,
thuyết phục, gợi sự suy ngẫm, tình cảm sâu sắc chân thành.
- về kiến thức: Có những nhận thức đúng đắn về vấn đề trách nhiệm của tuổi
trẻ với chủ quyền biển đảo quê hưong. Từ đó, học sinh xác định được bài học
nhận thức và hành động đủng đắn, phù họp và có ý nghĩa nhất.
b. Yêu cầu cụ thể
Có thế bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách khác nhau, nhưng
cần chân thành, thiết thực, họp lí, chặt chẽ và thuyết phục, về cơ bản, bài làm
cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu vấn đề:
+ Trong thời gian qua, chủ quyền biển đảo Jrở thành vấn đề thu hút được
sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á, Đông
Nam Á.
+ Là chủ nhân tương lai của đất nước, ngoài việc trau dồi kiến thức, tu
dưỡng bản thân, mỗi bạn trẻ chúng ta cũng cần xác định được trách nhiệm của
mình với những vấn đề hệ trọng của đất nước. Nhận thức sâu sắc về sự toàn vẹn
lãnh thổ, về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo là vô cùng cần thiết với mỗi
học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
227