Page 235 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 235

nhặt -  Kim  Lân)  và nhân vật người  đàn bà hàng  chài  {Chiếc thuyền  ngoài xa  -
      Nguyễn Minh Châu).


                                     GỢI Ý LÀM BÀI


           I. Phần đọc hiểu
           1.  Yêu cầu chung
           - Có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

           - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
           2.  Yêu cầu cụ thể

           Câu  1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ là:  Miêu tả,
      tự sự và biểu cảm.
           Câu 2.  Biện pháp tu từ so sánh được  sử dụng trong hai câu thơ.  Tiếng Việt
      được so sánh với đất cày, lụa, tơ...  Điều đáng lưu ý là cái đưa ra để so sánh đều
       là những sự vật gắn liền với cuộc sống của người dân Việt, cư dân nông nghiệp
       lúa nước;  gắn với  nếp  sống thanh bình  ngàn đời  của dân tộc  với  các hoạt động
       gieo  trồng,  thu  hái,  tầm  tang  canh  cửi,  dệt  lụa  nhuộm  màu...  quen  thuộc  của
       người  lao động chốn thôn quê.  Cách so  sánh khiến ý thơ trở nên gợi  hình,  gợi
       cảm:  tiếng  Việt  gắn  với  thôn  quê,  gần  gũi  với  người  quê,  tình  quê,  mang  đậm
       dáng dấp và linh hồn quê hương Việt Nam, giản dị, thuần hậu mà tinh tế và giàu
       chất thơ.
           Có  thể  đưa  ra  những  so  sánh  tương  tự  để  thấy  được  nét  đặc  sắc  của biện
       pháp nghệ thuật này; chẳng hạn những câu thơ của Chế Lan Viên trong Tiếng hát
       con tàu:

                     “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
                     Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

                     Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
                     Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa ”
           Câu  3.  Đoạn  thơ  đã  thể  hiện  những  tình  cảm  chân  thành  của  nhà  thơ với
       tiếng Việt. Đó là tình yêu và cảm xúc tự hào về vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong cảm
       nhận  của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi,  thân thương;  đó  là tiếng nói  của nhân
       dân ta từ xưa, mang theo cả bề dày của lịch sử văn hóa dân tộc.



                                                                                 235
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240