Page 110 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 110
GỢI Ý LẢM BÀI
I. Phần đọc hiểu
1. Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy
động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản thuộc thơ trữ tình để làm bài.
- Đề chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phủ
nhưng cần thấy được nội dung tư tưỏng, đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ.
2. Yêu cầu cụ thế
Câu 1. Qua đoạn thơ tác giả muốn thể hiện niềm hân hoan, hạnh phúc trước
bước ngoặt cuộc đời của người thanh niên trẻ tuổi đã tìm được lí tưởng sống để
phụng sự, để dấn thân. Đó là lí tưỏng cộng sản, lí tưởng cách mạng.
Câu 2.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: ẩn dụ, so sánh, điệp từ.
- Tác dụng: Làm cho ngôn ngừ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm, giàu tính biểu
tượng, có sức gợi. Qua đó, tác giả khẳng định, ngợi ca ánh sáng chân lí, ánh sáng
cách mạng soi chiếu vào tim như cái nắng của mùa hạ hết sức mạnh mẽ, rực rỡ.
Khẳng định vẻ đẹp của tâm hồn con người khi bắt gặp lí tưởng sống như khu
vườn tràn ngập mùi hương và tiếng chim.
Câu 3. Tác giả sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh hết sức mộc mạc, giản dị nhưng
giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, tính biểu tượng cao. Đặc biệt là các từ bừng,
chói, rẩt đậm thể hiện được ý nghĩa biểu tưọng, khẳng định sức mạnh của ánh
sáng cách mạng.
Câu 4. Đoạn thơ thể hiện đặc trưng phong cách thơ trữ tinh chính trị của Tố Hữu:
+ Trữ tình: thể hiện cảm xúc nồng nàn, nhẹ nhàng mà tha thiết; ngôn ngữ
giàu giá trị tạo hình, biểu cảm, tính nhạc.
+ Chính trị: liên quan đến những vấn đề chính trị, vấn đề lớn trong cuộc đời
của tác giả, gắn liền với con đường cách mạng dân tộc: người thanh niên bắt gặp
lí tưởng cộng sản, ánh sáng của Đảng và cách mạng; thể hiện những quan điểm,
suy nghĩ trước lẽ sống lớn của con người.
II. Phần làm văn
1. Câu 1
a. Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh nên đòi hỏi
110