Page 105 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 105
Câu 4.
- “chơi vơi" trong câu “Dăm túp lều chơi ven" chỉ độ cao không vững vàng
của núi rừng cấm Sơn.
- “chơi vơi" trong câu “Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi" chỉ tâm trạng chênh
chao, diệu vợi, nỗi nhớ không định hình, lượng hóa được của nỗi nhớ cái “tôi”
trừ tình Quang Dũng.
- Lí giải: từ “chơi vơi” trong bài Lên cẩm Sơn gợi không gian; còn bài thơ
Tây Tiến từ “chơi vơi” gợi tâm trạng.
II. Phần làm văn
1. Câu 1
a. Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh nên đòi hỏi
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và bày
tỏ quan điểm, chính kiến của bản thân.
- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần dựa vào lí lẽ và
căn cứ xác đáng; được tự do thể hiện chính kiến của mình nhưng phải có thái độ
chân thành, nghiêm túc và phù họp với chuẩn mực của xã hội.
b. Yêu cầu cụ thể
* Giải thích ỷ kiến:
- Tốt và thiện: chỉ những biểu hiện đáng quý về tư cách đạo đức, hành vi
được mọi người đánh giá cao.
- Xấu: chỉ phẩm chất kém, đáng chê thuộc loại có thể gây hại hoặc mang lại
điều không hay, đáng phàn nàn trái ngược với tốt.
- Ác: là việc gây hoặc thích gây tai họa, đau khổ đối với người khác trái
ngược với thiện.
- Hiểu khái quát ý kiến: Cuộc đời của mồi con người chúng ta tồn tại luôn
mang hai mặt tốt - xấu, thiện - ác nhưng điều quan trọng là chúng ta thể hiện nó
như thế nào trong cuộc sống.
* Bàn luận ỷ kiến:
- Thí sinh cần làm rõ: ý kiến trên đúng hay sai? đúng sai trên những phương
diện nào?
- Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hay đồng tình một phần nào đó
105