Page 100 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 100
- Đe chi kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú
nhưng cần thấy được nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Yêu cầu cụ thể
Câu 1. Đoạn văn kể về nhân vật Chí Phèo, trích từ tác phẩm cùng tên của
nhà văn Nam Cao. Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba nhằm tạo nên tính chân thực
khách quan của các chi tiết, sự kiện.
Câu 2. Đoạn văn, khắc họa được tâm trạng uất ức, tức tưởi của Chí. Chí
Phèo dùng tiếng chửi để giao tiếp với đồng loại nhưng đáp trả lại Chí là sự im
lặng đến ghê rọfn của xã hội loài người.
Câu 3. Tác giả sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giản dị giàu giá trị tạo hình và
biểu cảm. Các biện pháp nghệ thuật như: điệp từ, điệp ngừ, liệt kê nhằm nhấn
mạnh tính trùng điệp cũng như cái đa dạng của đối tượng chửi của Chí Phèo.
Câu 4. Qua “tiếng chửi” của Chí Phèo, Nam Cao đã khắc họa chân thực,
sinh động bi kịch của nhân vật Chí: Bi kịch tha hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người.
- Thấy được chiều sâu của cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt và tư tưởng nhân
đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao khi khám phá về người nông dân.
II. Phần làm văn
l.Câu 1
a. Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh nên đòi hỏi
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và
trao đổi, khẳng định niềm tự hào về quê hương đất nước.
- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần dựa vào lí lẽ và
căn cứ xác đáng; được tự do thể hiện chính kiến của mình nhưng phải có thái độ
chân thành, nghiêm túc và phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
b. Yêu cầu cụ thể
* Giải thích nội dung
- Tự hào: Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
- Bạn du học sinh người Nhật đã lấy làm hãnh diện và biết bao tự hào về con
người, đất nước của mình. Một đất nước không có tài nguyên, chịu thua thiệt về
mọi mặt nhưng vẫn biết vươn lên. Một đất nước không có nền văn hiến lâu đời
100