Page 104 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 104

Câu 3. Nhận xét về những từ ngữ, hình ảnh sau:  núi,  đèo cao,  lũng hẹp,  tủp
         lều; heo hút, chơi vcrì?

             Câu  4.  Lý giải  sự khác biệt của từ  “chơi vơi" trong hai  câu “Dấm  tủp lều
         chơi vơi" {Lên cấm Sơn của Thôi Hữu) và “Nhở về rừng núi, nhở chơi vơi" {Tây
         Tiến của Quang Dũng).

             n. Phần làm văn

             Câu  1.  Seneca cjio rằng:  “Đời không phải chỉ là tốt hay xẩu,  nó  là nơi cải
         thiện và cái ác cùng hiện diện".
             Ý kiến của anh/chị. Hãy viết bài văn ngắn trình bày quan điểm của mình.
             Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh giọt nước mắt của nhân vật quản
         ngục sau khi Huấn Cao cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn
         Tuân và hình ảnh giọt nước mắt Chí Phèo sau khi thưởng thức bát cháo hành của
         Thị Nở trong truyện ngắn Chi Phèo của Nam Cao.


                                        GỢI Ý LÀM BÀI



             I.  Phần đọc hiểu
             1.  Yêu cầu chung
             - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu của thí sinh; đòi hỏi thí  sinh phải huy
         động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một đoạn thơ trừ tình.

             - Đe chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú
         nhưng cần thấy được nội dung tư tưỏng, đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

             2.  Yêu cầu cụ thế
             Câu 1. Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
             Từ nội  dung  đoạn  thơ  giúp  ta  liên  tưởng  đến bài  thơ  Tây  Tiến  của  Quang
         Dũng, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
             Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ: Điệp từ “núi”, sử dụng từ láy: “chơi
         vơi” và “heo hút” nhằm nhấn mạnh  sự trùng điệp  của núi  non và sự hoang vu,
         lạnh lẽo của vùng Cấm Sơn.

             Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh trên đã gợi lên được cái cảm giác hoang vu,
         heo hút, lạnh lẽo nơi núi rừng vùng Cấm Sơn. Từ đó tác giả khắc họa những khó
         khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua.


         104
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109