Page 108 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 108
+ Giọt nước mắt của Chí cũng là giọt nước mắt của sự thức tỉnh, ăn năn,
nhận ra bản chất cuộc đời mình chỉ chìm ngập trong men say.
- Giọt nước mắt của Chí cũng chính là việc rũ bỏ quá khứ tối tăm của mình
để hướng đến cuộc sống của con người nhất là người lưoTig thiện. Chí muốn làm
hòa với mọi người.
* Đánh giả chung:
- Qua giọt nước ipắt của Quản ngục, Nguyễn Tuân đã gửi tới thông điệp cho
người đọc về cái đẹp: cái đẹp không thể chung sống với cái xấu, cái ác, cái bất
lương; thiên chức của cái đẹp là thức tỉnh con người - cái đẹp cứu rồi thế giới.
- Qua giọt nước mắt của Chí Phèo, nhà văn đã khắc họa bức tranh hiện thực
của người nông dân trước Cách mạng bị đẩy vào con đường cùng và chính tình
yêu thương con người của Thị Nở đã cảm hóa và thức tỉnh con người Chí Phèo;
nhà văn đã thể hiện cảm quan nhân đạo của mình: dù trong hoàn cảnh nào thi
Nam Cao vẫn luôn đặt trọn niềm tin vào con người.
ĐỀ 22
I. Phẩn đọc hiểu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời theo nội dung câu hỏi dưới:
‘‘‘'Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hưomg và rộn tiếng chim ”
(Từ ẩy - Tố Hữu^
Câu 1. Qua đoạn thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng và nêu hiệu quả nghệ
thuật của nó.
Câu 3. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả.
Câu 4. Đoạn thơ đã thể hiện nét đặc trưng phong cách thơ Tố Hữu là: thơ
trữ tình chính trị. Anh/ chị hãy chỉ ra đặc trưng đó.
108