Page 136 - Những Nhà Bác Học Nổi Tiếng Trong Lich Sử Việt Nam
P. 136
1 3 8 7ỉi sách ‘Việt Nam ■ đắt nước, con người'..
thay thế. Thiếu ánh sáníỊ. tận di.ing đèn xe đạp mà Tôn
Thất Tùng khi rời Hà Nội đã mang tlieo để mổ. Thuốc
men thiếu thốn, họ dùng tliảo mộc như tỏi, lá cà chua,
gừng, nghệ, ớt để thay hoặc cho chườm nước nóng để
chữa loét dạ dày. "Chữa bệnh đòi hỏi một sự hiểu biết
rộng rãi về tâm lý con ngitời, và ta chỉ nên dùng thuốc
khi nào những phương pháp tự nhiên không có hiệu
lực”. - GS.Tôn Thất Tùng lưu ý.
Năm 1951, GS.Tôn Thất Tùng được cử sang thăm
Trung Quốc và Triều Tiên. Tại Trung Quốc ông đã tranh
thủ tìm đến thư viện của Bệnh viện Hiệp Hoà một tuần
để tra cứu kinh nghiệm mổ xẻ trong Chiến tranh Thế
giới Thứ 2, có khi quên cả ăn trưa. Hiện ở Trung tâm Di
sản các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Medlatec tại 42
Nghĩa Dũng - Hà Nội còn híu giữ 2 cuốn sổ tay của
GS.Tôn Thất Tùng ghi chép trong chuyến đi này. Nội
dung là ghi chép các kinh nghiệm trong chiến tranh, xử
lý bệnh dịch, chữa các vết thương, chỉi yếu glii bằng
tiếng Pháp. Hai cuốn sổ đó đã biểu hiện trí và tâm của
một y sư, điíỢc ghi bàng 6 thứ tiếng Việt, Pháp, Anh,
Nga, Trung, Triều. Qua đó, ông đã lược lại kỉnh nghiệm
phẫu thuật trên thế giới trong chiến tranh thế giới thứ
hai. Nhờ cập nhật thông Un của thế giới mà ông đã biết
cách giải quyết các vết tluíơng sọ não cho tliương binh,
đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến
dịch này, GS.Tôn Thất Tùng đã đứng cả tháng trời trong
căn hầm mổ ở Mường Phăng để tự tay mình cứu chữa
cho thương binh. Cùng với GS.Vũ Đình Tụng, GS.Tôn
Thất Tùng được tặng Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất.
Ngày 27/10/1954, GS.Tôn Thất Tùng trở lại Hà Nội.