Page 137 - Những Nhà Bác Học Nổi Tiếng Trong Lich Sử Việt Nam
P. 137
ỉ ...Nhũng nhà bác học nổi tiếng trang lịch sứ Việt Nam 139
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và ông đưỢc cỉf làm
Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn, sau này đổi tên thành
Bệnh viện Việt - Đi'íc và giữ cương vị Chủ nhiệm Bộ môn
Ngoại Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Năm 1961,
GS.Tôn Thất Tùng xin thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế
để tập trung cho chuyên môn.
Ngày 5/5/1958. GS.Tôn Thất Tùng thực hiện thành
công ca mổ tim đầu tiên và đến năm 1965 ca mổ tim
bằng máy tim - phổi nhân tạo cho nữ bệnh nhàn tên Bão
tliành công như mong đỢi. Trong việc này, các nhà khoa
học Liên Xô, Đức, Hung đã tích cực giúp kinh nghiệm và
một số nhà khoa học Mỹ qua tổ chức Quaker giúp máy
móc và trang bị hiện đại để mổ tim bằng máy. Miền Bắc
ứng dụng kỹ Uiuật này chỉ sau Liên Xô 9 năm, sau
Trung Quốc 5 năm, còn ở miền Nam lúc đó Mỹ - Nhật
chỉ mổ biểu diễn ở Sài Gòn. Nêu kinh nghiệm của mình,
GS.Tôn Thất Tùng nói: “Mổ xẻ phải biết chẩn đoáui
đúng, phải biết đánh giá trước những thay đổi có thể xảy
ra để có quyết định phù hỢp với tình hình mới và tất
nhiên, những tác động kỹ thuật không được thay đổi.
Nhờ thế, ngiíời mổ xẻ giỏi không bao giờ hốt hoảng, lúng
túng hay nao núng. Đó là thái độ trong việc Uiực hiện
một kỹ thuật. Nó khác hẳn với Uiái độ của một người
nghiên ci'fu tìm tòi để đi đến một phát minh. Con đường
ở đây không phải là thẳng nữa mà lại quanh co, đòi hỏi
một sự bền bỉ mẫu mực về thời gian”, ông ví thực hiện
kỹ thuật thì giống như Trương Phi đánh giặc, thực hiện
quá trình nghiên cứu phải giống Kliổng Minh. ít người
vừa là tướng giỏi vừa là quân sư giỏi, nó như trong phẫu
tliuật mổ giỏi và ngliiên cứu giỏi ít đi đôi với nhau. Chỉ