Page 138 - Những Nhà Bác Học Nổi Tiếng Trong Lich Sử Việt Nam
P. 138
140 Tủ sách "Việt Nam dát nước can người'
biết mổ 0ỏi thôi thì khôn^ bao giờ có một phát minh
quan trọng.” Trong thời gian xây dựng kỹ thuật mổ xẻ,
ông đặt vấn đề làm sao tìm được nhĩíng phát minh hay.
những công trình nổi bật đế thế giới biết Việt Nam có thể
đóng góp một cách xtììĩg đáng vào kho tàng kinh nghiệm
y học thế giới.
Và ông nghĩ ngay dến công trình nghiên cứu về gan của
mình. Kiểm chứng tliông tin, GS.Tôn Thất Tìmg biết: năm
1952, GS. Lortat-dacob ở Pháp đã thành công trong việc
cắt gan có quy phạm bằng cách buộc tất cả các mạch máu
ở ngoài gan. GS.Tôn Thất Tùng quyết định uếp tục thực
hiện công trình trước đây còn dang dở.
Ngày 7/1/1961, tại Bệnh viện Việt - F)iìfc, bệnh nhân
tên Hải điíỢc BS.Tôn Đức Lang hạ nhiệt xuống gần 30
độ c, GS.Tôn Thất Tùng tiến hành cắt thùy gan phải
cho bệnh nhân này theo plutơng pháp của mình. Ca
phẫu thuật chỉ diễn ra trong 6 phút. Đem so sánh người
ta thấy phương pháp của Tôn Thất Tùng khác phương
pháp Lortat-dacob ở chỗ: ồng tìm các mạch máu và ống
mật ở ngay trong gan (qua tổ chức gan ung thư bị ông
bóp vở) để thắt lại trước khi mổ; trong khi Lortat-dacob
tìm ở ngoài gan, do vậy, lâu hơn nhiều. Sở dĩ ông có thể
làm đưỢc như vậy là vì chính ông là người đầu tiên trên
thế giới mô tả được rành rẽ các mạch máu và ống mật
trong gan. Sau đó trong vòng 1 năm, GS.Tôn Thất Tùng
cắt gan cho 50 trường hỢp, vượt kỷ lục của L. Jacob đến
10 lần.
Từ thành công này, năm 1963, GS.Tôn Thất Tùng
cho công bố một phương pháp cắt gan mới trên tờ The
Lancet ở London, tờ tạp chí rất nổi tiếng trong ngành