Page 103 - Những Nhà Bác Học Nổi Tiếng Trong Lich Sử Việt Nam
P. 103
ỉ
. .Nhũng nhà bác học nối tiếng trong lịch sủ Việt Nam 1 05
nhất, có uy tín nhất nước Pháp và được Hội đồng giám
khảo đánh giá là "một sự kiện đáng ghi nhớ” trong lịch
sử nhà trường.
Sau khi đỗ tiến sĩ. ông quyết định về nước làm việc,
khitớc tìí mọi lời mời ra làm quan, cũng như các hứa
hẹn khác của chính quyền thực dân lúc đó, ông đã đi
dạy học ở trường Bưởi (nay là Trường THPT Chu Văn
An, Hà Nội) được hơn 3 năm (1935-1938). Sau đó, mặc
dù có bằng cấp cao nhưng là người Việt Nam bị Tây chèn
ép, ông quyết định chọn một “nghề tự do”, chuyên tâm
nghiên cứu khoa học, đi sâu tìm tòi phát hiện về Dân tộc
học, sỉí học, Văn hóa Việt Nam. Với các công trình khoa
học xuất sắc, ông đã được cử làm ủy viên thường trực
Viện Viễn Đông Bắc cổ từ năm 1938, ủy viên Hội đồng
Nghiên cứu khoa học Đông Dương năm 1941.
Một quyết định có tính bitớc ngoặt trong cuộc đời
Nguyễn Văn Huyên dó là vào năm 1938; ông tliam gia
Hội Truvền bá chữ quốc ngữ, một tổ chức văn hóa yêu
nvtớc hoạt động công khai do Đảng Cộng sản Đông
Dương gián tiếp lãnh đạo. ông là một trong những ủy
viên Ban trị sự của Hội ở Bắc Kỳ. Trong những ngày sôi
động của cách mạng, ông là một trong những người đại
diện trí thức thủ đô ký bức điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị
nhường quyền kiểm soát đất nước cho nhân dân.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm
Tổng Giám đốc Đại học vụ, Bộ Quốc gia Giáo dục và
kiêm Giám đốc Viện Bác cổ. Ngày 15/11/1945, tại hội
trường 19 Lê Thánh Tông, lễ khai giảng năm học đầu
ưên của Đại học Quốc gia Việt Nam đã đưỢc tổ chức
long trọng do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ.