Page 58 - Bài Văn Mẫu
P. 58

!■” V'


           - Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm  này nhằm mục đích vạch trần bản chất xấu xa
      của tên vua bù  nhìn  Khải Định tay sai và của chính quyền thực dân  Pháp trước công
      luận.  Điều  đặc  biệt  là  tác  giả  viết  Vi hành bằng  tiếng  Pháp,  ngay  trên  đất  Pháp và
      cho đối tượng đọc là... người Pháp! Vì thế mà ý nghĩa tố cáo của truyện tăng lên gấp
      nhiều lần.

         2.  Thân bài:
         * NỘI dung châm biếm, đả  kích nằm ngay trong tên truyện, trong tình huống và nhân vật
      cùa truyện.
         + Tên truyện:                                       ,
           -  Vi hành: nghĩa gốc là tên gọi các cuộc đi bl mật của vua chúa với mục đích mắt
      thấy tai nghe hiện thực đời sống của dân chúng để về điều chỉnh chính sách cai trị cho
      phù hợp.

           -  Vi hành: trong truyện này được tác giả dùng với ý mỉa mai, châm biếm, chỉ các
      cuộc chơi bời lén lút của tên vua bù nhìn Khải Định trên đất Pháp.
         + Tình huống:
           -  Nguyễn  Ái  Quốc  đã  sáng  tạo  ra  một tinh  huống  vừa trớ  trêu  vừa  buồn  cười,
      chứa đựng ý  nghĩa châm  biếm  sâu cay:  Sự nhầm  lẫn  của đôi trai  gái  Pháp trên  một
      chuyến tàu điện ngầm ở  Pa-ri, cứ tưởng  một hành  khách da vàng ngồi gần  (tác giả  -
      người kể chuyện) là vua An Nam (Khải Định).
           - Đây là  tình  huống nhầm  lẫn  có thể  xảy  ra đối với  người  phương Tây vì  họ  rất
      khó  phân  biệt những  bộ  mặt khác nhau của người da vàng.  Nó vô  tình tạo điều kiện
      cho nhân vật “tôi” nghe lỏm  được những lời bình luận  không  mấy hay ho vể “vua An
       Nam” của đôi trai gái Pháp.
         + Nhân vật:
           - Chân dung Khải Định, tên vua bù  nhìn tay sai của thực dân Pháp lại được chính
      dân chúng  Pháp  phác hoạ  nên  bằng  những  nét biếm  hoạ  hài hước.  Đó  là  một kẻ  lổ
      bịch, vụng về, lén lút, bất minh... Tuy hẳn không có mặt nhưng chân dung và tính cách
       hắn vẫn hiện ra rất rõ nét.
           - “Vua An Nam” trước sự đánh giá của dân chúng Pháp giống như một thứ trò giải
      trí rẻ tiền, thua xa hề Sác-lô hoặc các vỢ lê nàng hầu của vua  Cao Miên, thậm chí không
       bằng trò nhào lộn của sư thánh xứ Công-gô...
         * Ý nghĩa châm biếm, đả kích  nằm trong hình thức của truyện ngắn và thể hiện qua nghệ
      thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
           +  Hình thức truyện  ngắn  là  một bức thư gửi  cho cô em  họ.  Do vậy mà cách  viết
       rất thoải mái, tự do, không theo một khuôn mẫu nào cả.  Nhờ hình thức này mà tác giả
       có thể chuyển ý, chuyển giọng một cách linh hoạt.



                                                                             57
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63