Page 156 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 156
nào không) tôi vế Sài Gòn đảm nhận công tác phụ vận và được bổ sung
vào Thành ủy. Anh và tôi chỉ gặp nhau qua những lẩn hội họp, học nghị
quyết. Đến một lẩn tại nhà anh Ngô Liên^”, anh ngỏ ý muốn gặp riêng tôi
sau buổi họp.
Chúng tôi đứng nói chuyện với nhau trên gác thượng. Nhìn xuống
đường trông thấy mấy người ăn xin lê lết, tôi buột miệng nói với anh:
“Còn có những người như thế này, mình mới thoát ly gia đình đi làm cách
mạng”. Đổng tình, anh nói: “Đúng vậy, lẩm than, bất công phải được xóa
bỏ. Chúng mình hy sinh, đấu tranh là nhằm giải phóng đất nước đem lại
công bằng, hạnh phúc cho dân”. Đây là lần đẩu tôi nghe anh bộc lộ lý tưởng
anh ấp ủ từ lúc giác ngộ cách mạng và suốt những năm tháng sống chung
với nhau sau này cho đến ngày anh nhắm mắt xuôi tay, ý tưởng đó không
bao giờ nguội lạnh trong anh. Còn về hoài bão ước mơ và quan niệm vê'
tình yêu hạnh phúc riêng tư, mỗi lẩn có dịp anh đều nói; “Đã gắn đời mình
với cách mạng thì tình yêu cũng nằm trong cái chung ấy. Sống có ý nghĩa
thì tình yêu mới cao đẹp được”. So sánh đời anh với đời tôi, anh thường
tâm sự: “Hai chúng mình thuộc tầng lớp nghèo, đểu có trải qua tù tội,
thấm thìa nỗi đau của riêng mình nằm trong nỗi đau của dân tộc, những
điểm giống nhau đó sẽ giúp chúng mình dễ cảm thông nhau, sẽ biết sống
và biết hy sinh cho nhau”.
Những điểu anh nói sao trúng ý của tôi quá, khiến cho tôi chợt thấy xao
xuyến trong lòng. Dẩu nuôi ý thức nam nữ bình đẳng, tôi không thoát khỏi
tâm lý chọn người chồng mạnh mẽ, có tâm huyết, có nghị lực... làm điểm
nương tựa tinh thẩn, tình cảm trong cuộc sống sau này.
Tình yêu của chúng tôi đã nảy nở từ sự đổng cảm có chung chí hướng
và tính tình có nhiễu điểm hợp nhau: sống tình nghĩa, trung thực... Chúng
tôi bàn với nhau sẽ tổ chức lễ thành hôn đơn giản vào một dịp thuận tiện.
Và ngày ấy đã đến; ngày 23 tháng 5 năm 1948, dịp Thành ủy họp Hội nghị
mở rộng. Anh Lê Văn Sỹ là bạn tù thân thiết của anh từ Côn Đảo sẽ đại
diện Xứ ủy về dự Hội nghị và làm chủ hôn. “Tiệc cưới” được tổ chức ở nhà
1 Tức Ngô Nhữ Niên (1918-2001), bí danh Ba Oức, nguyên Vụ trường Vụ Hoa vận Trung ương Đảng;
Trường ban Hoa vận Trung ương Cục miền Nam, ông là người Hoa đầu tiên được tặng thưởng
Huân chương Hổ Chí Minh.
155