Page 154 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 154
Gòn tham gia Thành ủy, sau đó ra miển Trung lập lại Xứ ủy Trung kỳ.
Không hể chùn bước trước gian nguy thử thách anh hết lòng vì Đảng vì
dân, và một lẫn nữa kẻ thù lại bắt anh, kết án 5 nâm tù, đày ra Côn Đảo lẩn
thứ hai vào đầu năm 1941, lúc anh mới 25, 26 tuổi.
Trái với mọi toan tính nham hiểm của kẻ thù, những năm tháng trở lại
Côn Đảo đối với anh thật vô cùng quí báu; các chế độ hà khắc không ngán
được quyết tâm của người chiến sĩ Cộng sản biến nhà tù thành trường
học, học văn hóa, chính trị. Chính ở đây anh tiếp thu có hệ thống triết học
Marx, những vấn để chủ nghĩa Lenin, lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô... do
các bậc đàn anh Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đổng... truyền lại
và anh rất chịu khó trau dồi vốn liếng tiếng Pháp sẵn có.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, anh và anh em đổng chí tù
chính trị Côn Đảo náo nức trở vể. Lịch sử sang trang, khởi đẩu một giai
đoạn cách mạng mới. Cùng với anh Lê Văn Sỹ, anh tham gia Ban tổ chức
phân phổi tù chính trị về tăng đường cho các địa phương góp phần xây
dựng chính quyển cách mạng, rổi được Xứ ủy Nam bộ phân công vể lại Sài
Gòn với trọng trách lãnh đạo phong trào đô thị, giữa lúc thành phố đã nổ
súng mở đẩu cuộc kháng chiến lần thứ hai chống xâm lược Pháp từ trong
đêm 22 rạng 23 tháng 9 năm 1945.
Vào cuối năm 1946, anh được bẩu vào Xứ ủy, phụ trách Bí thư Thành
ủy ở tuồi 31. Gần giữa năm 1947, Hội nghị cán bộ Thành ủy với tính chất
và nhiệm vụ của một Đại hội đại biểu đảng bộ, có sự chỉ đạo trực tiếp của
đồng chí Lê Duẩn, đang là ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy, bầu
Thành ủy chính thức, anh tiếp tục giữ trách nhiệm Bí thư và tôi cũng được
tham gia Thành ủy khóa này.
Chúng tôi gặp nhau
Gặp lần đầu là lúc anh tù Côn Đảo trở vể. Lần thứ hai anh ra đón tôi
tại ga xe lửa Sài Gòn khi tôi dự họp Quốc hội khóa đầu tiên từ Hà Nội
vế. Tránh sự dòm ngó cùa bọn mật thám, tôi đi sau anh một khoảng cách
khá xa. Vể đến nhà chị Năm Bắc, cơ sở của Thành ủy, anh với tôi trao đổi
chớp nhoáng vài việc và tôi đi ngay vể khu căn cứ ở Đồng Tháp Mười.
Qua những giây phút ban đầu, tôi đã thoáng nghĩ vê anh: một người đổng
153