Page 152 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 152
từng hết lòng lo cho anh bây giờ tập trung lo eho tôi, và các con tôi đêm
ngày chăm lo thuốc thang cho mẹ, sức khỏe của tôi cũng dần dần hồi phục.
Và tôi trở lại với công việc bình thường của mình như thuở anh còn sống.
Ngày ngày tôi vẫn vào phòng của anh làm một việc gì đó, khi thì lau lại
cái bàn, lúc xếp lại chổng sách báo, khi thì kéo tấm trải giường cho thẳng
thớm. Mọi thứ đểu là kỷ vật, đểu gợi nhớ đến anh, và trong tâm trí tôi hổi
ức vể cuộc đời anh lại hiện lên như không thể dứt được.
Từng chặng đường đời của anh
Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, cha là cụ Nguyễn Đức Lan làm
nghể dạy học, mẹ tảo tẩn buôn bán kiếm thêm chút đỉnh tiến phụ vào
đồng lương ít ỏi của chổng.
Sống giữa Hà Nội, lên 4 tuổi anh đã mồ côi cha! Gánh nặng nuôi nấng
dạy dổ ba chị em của anh đè trĩu lên đôi vai gấy của mẹ. Rối người chị
anh bị bịnh không có tiền thuốc thang lại qua đời. Thêm một sự đau buổn
khiến cho mắt mẹ lúc nào cũng đăm chiêu nghĩ ngợi nhớ người chồng,
người con vừa mới khuất. Nhiểu khi nhà hết gạo mà trong nhà chẳng còn
một vật gì đáng giá để cầm, để bán nên mẹ cứ phải vay mượn hàng xóm,
và nợ cứ chất chổng... Thương mẹ lắm, nhưng tuổi thơ có biết làm gì đầu?
Mẹ con ôm nhau khóc, tủi cho sổ phận nghiệt ngã.
Bà nội và chú ruột anh - ông Nguyễn Đức Thụ - xót thương đưa anh vê'
nuôi cho ăn học. Biết thân phận, nên anh chăm chỉ học để không thua kém
bạn bè. Một hôm đang đi học, được tin mẹ ốm nặng, anh hối hả chạy vế,
gặp lại mẹ bị lao phổi nặng, thân hình gầy nhom, chỉ còn nhận ra cặp mắt
đăm chiêu như ngày nào và anh cũng chỉ còn biết ôm mẹ khóc sụt sùi. Mẹ
anh lẩn dưới gối lấy ra một cọc xu, nhét vào tay anh, vỗ vẽ bảo con đừng
khóc nhưng mẹ lại nghẹn ngào trong hơi thở đứt quãng. Có ngờ đâu đó là
lần cuối cùng mẹ con anh gặp nhau!
Mới mười tuổi đầu, anh đã nhận ra những nỗi đắng cay khắc nghiệt
trong cuộc sống mà gia đ'mh anh và người nghèo khổ phải gánh chịu trước
cuộc sống xa hoa của người giàu có.
Năm mười bốn tuổi, anh theo bà và chú Thụ vể sống ở Hải Phòng và
được chú gởi anh vào học trường Bonnal (nay là trường Ngô Quyển). Lại
151