Page 147 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 147

bộ thành phố mà lúc đó đổng chí là Bí thư đã thể hiện ý chí kiên trì quan
              điểm cải tạo đúng đắn, có xác định bước đi phù hợp điểu kiện thực tế.
              Sau này, trong cuốn Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm (tháng 4 năm 1985),
              đổng chí đã thẳng thắn nhìn vê' đợt cải tạo công thương nghiệp toàn miển
              Nam năm 1978 là “chỉ làm cải tạo trên mặt hình thức còn vấn để quan hệ
              quản lý, yếu tố quyết định cho mục đích cải tạo là phát triển sản xuất và
              nâng cao đời sống nhân dần thì chưa làm được, thậm chí phá vỡ tính cách
              hợp lý của qui trình sản xuất, xé lẻ các xí nghiệp vốn được xây dựng một
              cách đồng bộ ở nhiểu khâu theo qui trình nến công nghiệp đã bước đẩu
              phát triển”. Trong năm bài học về những vi phạm trong công tác lãnh đạo
              thành phố năm 1976-1979, “thời kỳ khùng hoảng trưởng thành của thành
              phố” cũng là “thời kỳ tháo gỡ”, đỗng chí cho rằng vi phạm quan trọng nhất
             là “chưa xác định thật rõ mục tiêu của hoạt động kinh tế thành phố là mở
              rộng, nâng cao sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân”. Và “Sai sót của
              chúng ta trong cải tạo là đáng lẽ thay cơ chế kinh doanh tư bản chủ nghĩa
             bằng cơ chế kinh doanh XHCN, chúng ta lại đưa cơ chế hành chính quan
             liêu bao cấp vào trong quản lý kinh tế’. Những năm ở thành phố, đổng
              chí thường nhắc: Trên địa bàn thành phố, đã hình thành nển kinh tế năm
             thành phần như tinh thần Nghị quyết 24 khóa 3 của Trung ương. Sau Nghị
              quyết 26 của Bộ Chính trị (1980), đổng chí và đảng bộ thành phố càng
             kiên trì quan điểm phát huy chính sách kinh tế nhiểu thành phần và kiên
              quyết, triệt để chống cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp.
                Từ thực tiễn TP. Hổ Chí Minh cùng một số tỉnh thành, quan điểm xây
              dựng một nến kinh tế hàng hóa có kế hoạch với cơ cấu kinh tế nhiều thành
             phẩn, xóa bỏ phương thức quản lý hành chính bao cấp đã hình thành rõ
             dẫn và sau này đã có đóng góp nhất định cho Đại hội VI, Đại hội đánh dấu
             một bước đổi mới căn bản về quan điểm, chính sách nhiều lĩnh vực, đặc
             biệt là đổi mới kinh tế.
                Sự kiên định vê' quan điểm, nhuần nhuyễn trong bước đi, biện pháp,
             vừa chống cơ chế cũ vừa ngăn chặn việc quay trở lại con đường tư bản chủ
             nghĩa, bằng vận dụng từng bước tư bản nhà nước của đổng chí đã góp một
              dấu ấn sắc sảo cho thành công cùa quá trình đưa Nghị quyết Đại hội VI
             vào cuộc sống.



              146
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152