Page 31 - Nguy Cơ Đánh Trùng Thuế
P. 31
rõ ràng là không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với quốc
gia có nền kinh tế phi thị trường. Hoa Kỳ đã phủ định điều đó
bằng cách lập luận rằng Đạo luật về CPBG của vòng đàm phán
Tokyo đã bao gồm những quy định gần như giống với quy
định tại Điều 19.3 và 19.4 của Hiệp định SCM. Nói cách khác,
Hoa Kỳ lập luận rằng “nếu có những quy định cấm việc áp
dụng kép các biện pháp phòng vệ, như Trung Quốc đã lập
luận, thì không cần thiết phải đưa vào - một quy định rõ ràng
cấm việc điều tra đồng thời AD/CVD trong Đạo luật.”
Ban Hội thẩm “[đã] xem xét rằng lý do để đưa vào
Điều 15 của Đạo luật của vòng đàm phán Tokyo về trợ cấp
tiềm ẩn khả năng áp dụng kép các biện pháp phòng vệ từ kết
quả của việc áp đồng thời phương pháp tính toán thuế CBPG
và thuế chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị
trường, hoặc ít nhất nhận thấy rằng việc sử dụng phương
pháp đối với nền kinh tế phi thị trường sẽ dẫn tới những sự
khác nhau về giá cả do những khoản trợ cấp đối với sản phẩm
là đối tượng của thuế chống bán phá giá.” Tuy nhiên, Ban
Hội thẩm không đưa ra phán quyết rõ ràng về việc làm thế
nào để giải thích việc loại bỏ Điều 15 của Đạo luật trong
Hiệp định SCM. Thay vào đó, Ban Hội thẩm đã phán quyết
rằng sự tồn tại Điều 15 của Đạo luật mà đã giải quyết một
cách rõ ràng việc áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá
và chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị
trường không liên quan tới Điều 19.3 và 19.4 của Hiệp định
chống trợ cấp đối với câu hỏi về việc cho phép áp dụng kép
các biện pháp phòng vệ.
Liên quan đến vấn đề này, Ban Hội thẩm đã phán
quyết rằng việc cấm áp dụng kép các biện pháp phòng vệ
31