Page 51 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 51

Họ  lịch lãm và mẫn cảm không chi trong đời sống chính




                                               trị - xã hội, mà cả trong mọi mặt văn hóa tinh thần. Điều




                                               này  khiến  các  làng  nghề  ven  đô  cũng  như  cả nước  đều




                                               phải  tự vươn  lên  để  có  những sản  phẩm  khéo  nhất,  tinh




                                               xảo nhất,  những đặc sản riêng của nghề mình, làng mình,




                                               cung cấp cho nhu cầu xã hội nói chung và đồ thị nói riêng.




                                               Đây là động lực quan trọng làm cho nghề nghiệp ngày một




                                               tiến triển. Rồi các “quan xưởng”,“bách íác cục”, nhà nước




                                               phong kiến trưng tập thợ giỏi ở các nơi vào đó để sản xuất




                                               những vật dụng cần thiết như đúc bạc ở Đông Tác thế kỷ





                                                15, đúc tiền ở phường Ngũ Xã thế kỷ 18, sở nuôi tằm ươm




                                               tơ thời Lý Trần. Thư tịch  cũ cho biết: Đầu thế kỷ  11  cho




                                               đến đời vua Lý Thái Tông số vải lụa trong cả nước nhiều




                                               đến  mức  không  chỉ  dùng  để  may  mặc,  trang trí  mà  còn




                                               thay tiền tệ để nộp thuế hoặc trao đổi mua bán hàng hóa.




                                               Nhà nước lập ra “quyến khố ty” để thu mua sản phẩm của




                                               dân. Nhà vua còn gọi thợ giỏi địa phương lên kinh đô huấn




                                               luyện cho cung nữ nghề dệt để mở rộng việc dệt gấm vóc.





                                               “Ẩy  là  để  tỏ  ra  rằng  không  cần  mặc  gấm  vóc  của  nước




                                               Tống nữa”. Đến năm 1156 vua Lý Anh Tông còn tặng triều




                                               đình Tống Cao Tông 850 tấm đoạn màu vàng thẫm có hoa




                                               rồng cuốn  và  nhiều  báu vật  khác...  Qua đây  thấy  rằng  ở




                                               một khía cạnh  nào  đó những việc trên  đã tạo  đà cho  các




                                               nghề thủ công phát triển. Ngược lại, một khi mà các bà cô




                                               không còn đội nón 3 tầm với quai thao duyên dáng thướt




                                               tha thì nghề dệt thao Triều Khúc cũng không còn. Khi các




                                                nho sĩ, sư sãi không đề thơ, viết kinh trên giấy hội, thì các












                                                                                                                                                                                                                      55
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56