Page 47 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 47
“Xem thế có thể phán đoán rằng nghề gốm ở cồ Loa có
thể sản xuất được với một số lượng sản phẩm khá đa dạng
để phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt đã tương đối phức
tạp của quý tộc và bình dân thời đó” {Trần Quắc Vượng:
trên mảnh đất cổ Loa lịch sử. Sở Văn hóa thông tin Hà
Nội - 1970, tr 52,53).
1. Sự ra đời của các làng nghề thủ công
Người Việt từ lâu lắm, tận ngày xưa cho đến hôm nay
vẫn chủ yếu là người nông dân với cày cuốc ruộng vườn.
Nguồn sống chính của họ là kinh tế nông nghiệp với nghề
trồng lúa nước hay cạn và bên cạnh đó là trồng dâu nuôi
tằm, trồng hoa màu, chài lưới...
Họ sống quây quần với nhau trong tinh thần cộng đồng,
cộng cảm, ở những thôn xóm, làng xã, được bao bọc bởi
lũy tre xanh với cổng làng sớm chiều đóng mở hay một vài
lối nhỏ ra bãi chợ, bến sông. Người nông dân ngoài việc
phải tất bật một nắng hai sương vì thời vụ, còn trong lúc
nông nhàn người đàn bà thì lo toan chợ búa (chợ làng, chợ
hàng tổng, hàng huyện) hay chăn tằm ươm tơ, dệt vải... đàn
ông thì đẵn gỗ, chặt tre làm nhà cửa, đan lát thúng mủng,
nong nia, đan lờ, đánh dậm...
Cho nên có thể tạm hiểu về các làng như sau: Những
làng thuần nông nghiệp loại này không nhiều lắm, làng
buôn với lớp thương nhân chuyên nghiệp hay nửa chuyên
nghiệp như Phù Lưu, Đình Bảng, Phú Thị, Đa Ngưu... và
làng nông nhưng có thêm một hoặc nhiều nghề như làng
51