Page 277 - Máy Và Thiết Bị Lạnh
P. 277

ơ   vật  liệu  đàn  hổi  khi  nhiệt  độ  giảm  đến  giá  trị  nào  đó  co'  thể  trở  nên  giòn  hoặc
         cũng  co'  thể  dễ  gia  công  hơn.  Nỉ,  len,  cao  su...  nhúng  vào  nitơ  lỏng  (-196°C)  sẽ  trở
         nên  giòn  và  dễ  vỡ  như  thủy  tinh,  tính  chất  này  được  áp  dụng  trong  nhiều  quy  trình
         công  nghệ  sản  xuất.

             Trong  môi  trường  freôn  các  vật  liệu  dẻo  thường  gặp  co'  các  đặc  tính  sau  :
             Polyeste  :  bền,  không  bị  ăn  mòn
             Polystyrol  (PS)  :  không  bén  vững,  không  nên  dùng
             Polyurethan  (PU)  :  bển,  ổn  định
             Nhựa  êpôxi  :  phẩn  lớn  là  ổn  định,  không  bị  trương  phổng
             Polyamit  ;  không  bị  phân  hủy,  cđ  thể  không  biến  dạng  nhưng  cũng  có  thể  trở  nên  giòn
             Polyetylen  (PE)  :  bị  trương  phồng  và  ctí  thể  bị  hòa  tan  từng  phần.
             Polypropylen  (PP)  ;  bị  trương  phổng
             Polyvinyclolorit  (PVC)  :  ntíi  chụng  giống  PE  và  pp,  không  bền  vững

             Polytetraíloêtylen  (PTEE)  :  bền,  chống  ăn  mòn.
             Các  vật  liệu  phi  kim  loại  thường  dẫn  nhiệt  kém  (hệ  số  dẫn  nhiệt  ở  nhiệt  độ  20°c
         thường  chỉ  bàng  0,15  -ỉ-  0,5W/mK  -   tức  là  bằng  1/100  đến  1/1000  độ  dẫn  nhiệt  của
         kim  loại)  và  khi  nhiệt  độ  giảm  thì  khả  năng  dẫn  nhiệt  cũng  giảm.
             No'i  chung,  cẩn  phải  thận  trọng  khi  sử  dụng  các  loại  chất  dẻo  và  các  chất  hữu  cơ
         trong  máy  lạnh  freôn.  Cẩn  chú  ý  đến  tính  lão  hđa  nhanh  và  tính  mài  mòn  nhanh  của
         chất  dẻo,  nhất  là  khi  tiếp  xúc  với  môi  chất  lạnh  có  tác  dụng  của  dầu  bôi  trơn,  ẩm  và
         các  sản  phẩm  thứ  cấp  của  chúng.
             Các  chất  dẻo  lại  có  tính  bển  và  chịu  ăn  mòn  rất  cao.



              11.2.  VẬT  LIỆU  CÁCH  NHIỆT


             11.2.1.  Nhiệm  vụ  của  vật  liệu  cách  nhiệt
             Các  vật  liệu  cách  nhiệt  dùng  trong  hệ  thống  lạnh  co'  nhiệm  vụ  hạn  chế  dòng  nhiệt
         truyền  từ  ngoài  môi  trường  có  nhiệt  độ  cao  hơn  vào  phòng  lạnh,  đường  ống  hay  các
         thiết  bị  làm  việc  ở  nhiệt  độ  thấp  hơn  nhiệt  độ  môi  trường  qua  vách  ống,  vỏ  thiết  bị
         hay  kết  cấu  bao  che  của  phòng  lạnh,  bể  lạnh.  Chính  những  dòng  nhiệt  này  gây  nên
         tổn  thất  lạnh,  tăng  tiêu  hao  năng  lượng,  chi  phí  vốn  đẩu  tư,  chi  phí  vận  hành,...
             Để  phát  huy  được  tác  dụng,  chiều  dày  lớp  cách  nhiệt  phải  được  tính  toáii  theo
         hai  điều  kiện  cơ  bản  sau  :
              1  -  Vách  ngoài  của  kết  cấu  bao  che,  của  ống  dẫn  hay  của  thiết  bị  không  bị
         đọng  sương.

             2  -   Tổng  chi  phí  cho  một  đơn  vị  lạnh  là  thấp  nhất.
             Chi  phí  để  có  được  một  đơn  vị  công  suất  lạnh  (W,  kW,  kcal/h,  ...)  gổm  chi  phí
         vốn  đẩu  tư  và  chi  phí  vận  hành.

             Cách  nhiệt  càng  dày,  chi  phí  vốn  đầu  tư  cho  cách  nhiệt  càng  lớn,  nhưng  ít  tổn
         thất  lạnh  nên  chi  phí  vận  hành  lại  giảm  (yêu  cầu  công  suất  lạnh  phát  ra,  tiêu  thụ
         điện  cho  động  cơ  máy  nén,  bơm,  quạt  và  các  chi  phí  khác  ít  hơn).  Ngược  lại,  cách

                                                                                             271
   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282