Page 276 - Máy Và Thiết Bị Lạnh
P. 276

Các  chất  tải  lạnh  lỏng  như  nước  muối  NaCl,  CaCl2  cũng  cđ  tính  ăn  mòn  mạnh
      đặc  biệt  đói  với  các  vật  liệu  bằng  sắt  và  thép  như  thành  bể,  dàn  ống,  cánh  khuấy.  Để
      hạn  chế  tính  ăn  mòn  của  nước  muối  có  thể  dùng  các  chất  ức  chế  có  thành  phẩn  crôm
      và  hòa  trộn  thêm   với  các  phụ  gia  để  đưa  độ  pH  của  dung  dịch  về  độ  trung  hòa
      pH  =  7.
           Các  thiết  bị  có  tiếp  xúc  trực  tiếp  với  chất  tải  lạnh  lỏng  là  muối  Clo,  nhất  thiết  không
      được  chế  tạo  bằng  nhôm  và  các  loại  thép  hợp  kim  cao  như  thép  hợp  kim  crôm  -  niken.
           Các  môi  chất  lạnh  freôn  không  tác  dụng  với  các  kim  loại  chế  tạo  máy,  kể  cả  kim
      loại  đen  và  kim  loại  màu.
           ớ   nhiệt  độ  thấp,  tính  ăn  mòn  hóa  học  giảm  đi  nhưng  các  tính  chất  khác  vể  sức
      bển  của  kim  loại  cần  phải  được  đặc  biệt  lưu  ý,  nhất  là  ở  các  nhiệt  độ  dưới  -40°c.
      Khi  nhiệt  độ  xuống  thấp,  độ  bền  kéo  của  kim  loại  tăng  nhưng  khả  năng  giãn  nở  và
      độ  bền  dai  va  đập  giảm  đáng  kể.  Thép  trở  nên  giòn  rất  nhanh  khi  nhiệt  độ  giảm,
      nhưng  đỗng  và  nhôm  lại  không  bị  giòn.
           Bảng  11.2  giới  thiệu  giới  hạn  nhiệt  độ  sử  dụng  của  một  số  vật  liệu  kim  loại.
                                                                                                       ' i
           11.1.2.  Vật  liệu  phi  kim  loại
           Các  vật  liệu  phi  kim  loại  thưòng  dùng  trong  kỹ  thuật  lạnh  chủ  yếu  là  cao  su,
      chất  dẻo,  amiăng,  nhựa  nhân  tạo,  thủy  tinh  hữu  cơ  và  gốm.  Các  chất  này  chủ  yếu
      dùng  làm  chất  cách  điện,' cách  nhiệt  hay  đệm  kín.  Thủy  tinh  còn  dùng  làm  kính  quan
      sát,  chất  dẻo  dùng  làm  gioăng  và  màng.  Vật  liệu  cách  điện  động  cơ  cđ  thể  ở  dạng  sơn
      hay  tấm,  bản.  Phổ  biến  và  rất  quan  trọng  là  các  vật  liệu  cách  nhiệt  phi  kim  loại.
           Để  sử  dụng  được  vào  các  mục  đích  trên,  các  vật  liệu  phi  kim  loại  phải  có  các
      tính  chất  cơ,  lý,  hđa  học  và  nhiệt  -   vật  lý  phù  hợp.

           Các  vật  liệu  hữu  cơ  thường  dùng  làm  gioăng  đệm  hoặc  vật  cách  điện  có  thể  bị
      trương  phổng  hay  hòa  tan  trong  các  freôn.

           Các  freôn  R22,  R12,  R13,  R114,  RI 15...  không  làm  trương  phổng  các  vật  liệu  chất
      dẻo  và  cao  su  tự  nhiên  như  R ll  hay  R21  thế  nhưng  hỗn  hợp  dầu  bôi  trơn  và  freôn
      lại  làm  tăng  ảnh  hưởng  và  phản  ứng  của  íreôn  với  các  chất  hữu  cơ  đàn  hổi  đđ.
           Các  vật  liệu  phi  kim  loại  vô  cơ  về  cơ  bản  không  tác  dụng  với  các  chất  lạnh.  Các
      chất  vô  cơ  tự  nhiên  như  thủy  tinh,  gốm  hoặc  amiăng  thường  được  trộn  với  các  chất
      đàn  hổi  để  làm  đệm  kín.
           Các  tạp  chất  có  thể  tạo  thành  trong  quá  trình  làm  việc  của  môi  chất  lạnh  như
      ẩm,  dầu  bôi  trơn,  không  khí  và  các  loại  bụi  bẩn  cặn  xỉ...  lại  có  thể  phản  ứng  với  nhau
       tạo  ra  các  hóa  chất  ăn  mòn  kim  loại,  vì  vậy  trong  các  hệ  thống  lạnh,  nhất  là  các  hệ
       thống  với  máy  nén  kín,  việc  làm  sạch  hệ  thống  là  cực  kỳ  q^uan  trọng.
           Tùy  theo  từng  loại,  các  vật  liệu  phi  kim  loại  có  các  tính  chất  vật  lý  và  cơ  hỌc
       phụ  thuộc  ít  hay  nhiều  vào  nhiệt  độ.
           Các  tính  chất  của  thủy  tinh  và  gốm  hầu  như  không  phụ  thuộc  vào  nhiệt  độ.
           Sự  phụ  thuộc  nhiệt  độ  của  các  chất  dẻo  mềm,  chất  dẻo  cứng  và  của  chất  đàn  hồi
       rất  khác  nhau.
           ở   nhiệt  độ  -20“C  đến  -30°c  tính  dẻo  của  vật  liệu  đã  giảm  đi  nhiều  và  trở  nên  cứng
       và  giòn.


      270
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281