Page 281 - Máy Và Thiết Bị Lạnh
P. 281

11.3.2.  Phân  loại  vật  liệu  hút  ẩm
             Dựa  trên  nguyên  lý  hút  ắm  người  ta  phân  các  vật  liệu  hút  ẩm  thành  3  loại  :

             1.  Các  chất  hấp  phụ  ẩm
             Đó  là  các  chất  rán  hút  ẩm  theo  nguyên  lý  liên  kết  cơ  học  và  được  gọi  là  các  chất
         hấp  phụ  (hay  hấp  thụ  rán)  như  silicagen  SÌO2,  đất  sét  hoạt  tính  AI2O3,  zeôlít  (silicát
         nhôm,  kali,  natri  và  canxi).
             Các  chất  hấp  phụ  có  thể  dùng  để  hút  ẩm  cho  tất  cả  các  loại  môi  chất  lạnh  và
         cd  thể  đặt  ở  đường  lỏng  và  đường  hơi  của  hệ  thống.
             2.  Các  chất  hấp  thụ  ẩm

             Các  chất  này  cd  liên  kết  htía  học  với  hơi  nước  trong  hệ  thống  tạo  ra  các  tinh  thể
         ngậm  nước  hoặc  các  hyđrat.  Quá  trình  đó  gọi  là  quá  trình  hấp  thụ.  Các  chất  thuộc
         nhóm  này  hay  gặp  là  sunphát  canxi  CaSO^,  Clorua  canxi  CaCl2  và  perelorat  manhê
         Mg(C104)2  .
             3.  Các  chất  hút  ẩm  qua  phản  ứng  hóa  học
             Các  chất  như  ôxyt  canxi  CaO  (vôi  sống),  Ôxyt  bari  BaO,  pentôxit  phôtpho  P2O5
         sẽ  ctí  tác  dụng  htía  học  với  nước  trong  hệ  thống  lạnh  để  tạo  thành  các  chất  mới.

             11.3.3.  Các  vật  liệu  hút  ẩm  thường  dùng

             1.  Zeôlit
             Zeôlit  dùng  trong  hệ  thống  lạnh  ctí  công  thức  N aj2(A102)j2(Si02)j2)  ký  hiệu  là  4A
         hay  A4  dùng  cho  môi  chất  freôn  R I2  và  R22.  Hiện  nay  người  ta  có  thể  chế  tạo được
         các  loại  zeôlit  ctí  diện  tích  bể  m ặt  lớn  đến  800m^/g  với  kích  thước  lổ Â.
             Zeôlít  ctí  khả  năng  hấp  phụ  ẩm  rất  tốt  và  ít  chịu  ảnh  hưởng  của  nhiệt  độ,  vì  vậy
         nó  được  dùng  nhiều  để  hút  ẩm  trong  các  hệ  thống  lạnh  freôn.  Khả  năng  hấp  phụ  của
         ntí  lớn  gấp  5  lần  của  silicagen.  Các  phin  sấy  zeôlit  ctí  thể  đặt  ngay cạnh  máy nén,
         dàn  ngưng  hay  bình  chứa  cao  áp  mà  không  sợ  nhiệt  độ  cao.
             Vể  nguyên  tắc,  khi  đã  bão  hòa  zeôlit  ctí  thể  được  tái  sinh  phục  hồi  khả  năng  hút
         ẩm  bằng  cách  gia  nhiệt  tới  nhiệt  độ  450  -   500°c.  Tuy  nhiên,  thực  tế  là  các  zeôlit  đã
         làm  việc  trong  hệ  thống  lạnh  thường  đã  bị  nhiễm  bắn  và  dầu  nên  việc  tái  sinh  là  ít
         hiệu  quả.  Vì  vậy,  ntíi  chung  không  nên  tái  sinh  phin  sấy  cũ  m à  nên  thay  mới  khi  cần,
             2.  Silicagel

             Cùng  với  zeôlit,  silicagen  là  chất  rán  hấp  phụ  ẩm  có  thể  dùng  cho  các  hệ  thống
         lạnh  íreôn.  Silicagen  là  SÌO2  ở  dạng  xốp  không  định  hình,  kích  thước  lỗ  không  cố  định,
         diện  tích  riêng  bề  m ặt  khoảng  500  m^/g.              ‘
             Khả  năng  hấp  phụ  của  silicagen  giảm  ngay  từ  khi  nhiệt  độ  tăng  đến  40  -   50°c,
         vì  thế  không  bố  trí  phin  sấy  silicagel  gần  các  thiết  bị  ctí  nhiệt  độ  cao  như  máy  nén,
         dàn  ngưng  hay  bình  chứa  cao  áp.  Khả  năng  hấp  phụ  của  silicagen  ctí  thể  được  tái  sinh
         nếu  sấy  nó  ở  nhiệt  độ  120  đến  200°c  trong  vòng  12  giờ.  Tuy  vậy,  cũng  như  đối  với
         zeôlit,  hiệu  quả  tái  sinh  silicagel  rất  hạn  chế,  nên  thay  phin  sấy  mới  khi  cần  thiết.
             3.  Các  chất  hút  ẩm  khác
             Đất  sét  hoạt  tính  cũng  có  cấu  trúc  tương  tự,  ctí  khả  năng  hút  ẩm  và  các  loại
         axít,  bazơ.  Hiện  nay  người  ta  đang  nghiên  cứu  để  sử  dụng  đất  sét  hoạt  tính  làm  chất
         chống  ẩm  trong  hệ  thống  lạnh.

                                                                                             275
   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286