Page 10 - kỹ Thuật Trồng Ngô
P. 10
nảy mầm ngô chưa hút dinh dưỡng chứa trong đất mà
chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng trong nội nhũ của
hạt. Sau khi cây mầm hình thành rễ chính rồi đến rễ
phụ, và thân mầm phát triển vươn lên trên mặt đất,
lá bao tách ra, các lá đầu tiên xuất hiện. Từ 4 - 5 lá
cây mầm chuyển sang thời kỳ tự dưỡng hút chất dinh
dưỡng và nước trực tiếp từ đất.
2. Hệ rễ
Ngô có bộ rễ chùm tiêu biểu của họ hòa thảo. Hệ rễ
làm chức năng hút nước, hút chất dinh dưỡng và
chông đổ ngã v.v... Rễ chính phát triển từ rễ mầm đến
thời kỳ 4 - 5 lá thì bị thui. Một cây ngô khi đã phát
triển hoàn chỉnh sẽ có bộ rễ gồm: rễ phụ, rễ đốt, rễ
chân kiềng, rễ con và lông hút (không tính rễ chính
dã bị thui ở giai đoạn 4 - 5 lá).
- Rễ phụ: mọc từ trụ giữa lá mầm hình thái giống
như rễ chính, có vai trò đặc biệt đâm sâu xuống đất
để hút nước và chất dinh dưỡng...
- Rễ đốt: mọc vòng quanh các đốt thân dưới mặt đất.
Ngô ra lớp rễ đốt dầu tiên vào thời kỳ 3 - 4 lá, sau đó
khoảng 5 - 7 ngày lại ra 1 lớp rễ đốt mới. Rễ đốt hút
nước và thức ăn v.v... trong suốt đời sông cây ngô.
- Rễ chân kiềng: mọc quanh các đốt của phần thân
phía trên sát mặt đất. Rễ chân kiềng to nhẵn, ít rễ
nhánh không có rễ con và lông hút. Rễ chân kiềng
bám chặt vào đất giúp cây chống đổ và tham gia hút
nước, hút thức ăn v.v...
- Rễ con: từ rễ.phụ, rễ đốt và phần dưới đất của rễ chân
kiềng phát sinh các rễ con mang nhiều lông hút (ước tính
trên lmm2 bề mặt rễ ngô có khoảng 400 lông hút).
KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ 9