Page 80 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 80
đất tơi xốp. Sau đó phơi đất ra nắng nhiều ngày, thậm chí
nhiều tuần để cho đâ't được "hả hơi", các khí độc trong
đất sẽ có dịp phân giải hết, đồng thời kết hợp với việc
phun, xịt, rắc thuốc sát trùng vào đâ't thì các loài sâu,
sùng, các bào tử nấm, bào tử vi khuẩn, tuyến trùng hại
cây sẽ bị tiêu diệt sạch. Như vậy, thì cả cuộc đất đâu còn
mầm mong các loài dịch hại ẩn chứa bên trong để phá hại
vườn tiêu của chúng ta nữa.
Sau đây là m ột số bệnh mà vườn tiêu thường gặp:
♦ Bệnh vằn lá: Bệnh do tuyến trùng Xiphinena gây
ra, mới nhìn qua tưởng giông như bệnh sâu vẽ bùa của
các loại cam, bưởi. Ớ đây, các lá non của tiêu cũng bị
quắn vặn vẹo, m ặt lá nổi lên những đường gân xanh đậm
lợt ngoằn ngoèo. Thường hễ trong vườn có m ột đôi cây bị
bệnh này thì dễ lây lan sang những cây khác y như một
thứ dịch bệnh nguy hiểm vậy. Phải xịt thuốc trừ sâu khi
phát giác một cây bị bệnh, hoặc tốt hơn là nhổ bỏ cây ấy
đi và đem ra xa vườn đốt bỏ.
♦ Bệnh rầy làm hại hông: Khi tiêu bắt đầu trổ bông,
thường bị rầy phá hại bằng cách đục phá khiến bông
không thụ tinh được, héo dần rồi rơi rụng cả. cần phải
phun thuốc xịt rầy kịp lúc nếu không thì vườn tiêu chỉ đạt
được năng suất thấp. Có thể dùng thuốc Dipterex để diệt
rầy này.
♦ Bệnh thối rề: Do bị các loài nấm Pythium, Fusarium
tác hại vào bộ rễ của tiêu nên cây tiêu mới bị héo úa,
vàng vỏ, nếu không tìm cách chữa trị kịp thời thì các lá sẽ
rụng dần, dẫn đến cây cũng bị chết.
Nhổ một cây bệnh lên quan sát ta sẽ thâ'y một phần
hay toàn bộ rễ tiêu bị thối, do đó không còn khả năng hút
79