Page 250 - Không Phải Huyền Thoại
P. 250
Tiếng hát 2 4 9
Tôi hỏi Trần Dần, chuyện yêu đương đã đến đâu. Anh lắc đầu, rồi
nói: "Mình quên rồi... Bây giờ đang còn nhiều chuyện khác". Mỗi chặng
dừng chân dọc đường, Dần giở sổ tay và bấm đèn pin, đọc cho tôi nghe
những ghi chép. Tôi thấy đây không còn là ghi chép, mà rủiững đoạn
văn kliắc họa hìnlì ảnh những chiến sĩ nông dân mà anh đã gặp trong
học tập chỉnh huấn vưa qua. Anh viết rất mộc mạc, "hạt lúa củ khoai"
không còn đánh đố người đọc như một vài bài thơ trước đây. Dần cũng
nlìư anlì em chúng tôi thời đó đã bị "quần chúng" chmh phục.
Qua Dần, tôi biết Đông-Xuân này không chỉ có các đại đoàn chủ lực
của Bộ, những đơn vị dân công nhiều tỉnh miền Bắc, mà hầu hết binh
chủng văn hóa văn nghệ cũng được huy động cho mặt trận. Ngoài đoàn
ca múa, đoàn kịch, đoàn văn công mói đi dự liên hoan ở Bucaret về, đội
văn công đại đoàn, mà nhiều văn nghệ sĩ của Hội Văn Nghệ, và cả một
lóp họa kháng chiến do chmh họa sĩ Tô Ngọc Vân<^> dẫn đầu cũng lên
đường ra mặt trận.
Tôi nói:
- Chiến dịch này ở tòa soạn chỉ còn mình mừih. Hồ Phương xuống
tiểu đoàn phòng không của đại đoàn từ chiến dịch Thượng Lào. Hoài An,
Mai Hanh, Lý Đăng Cao... đi với các đơn vị Cimg cấp và dân công.
Dần hỏi:
- Gặp Chính Hữu chưa?
Chính Hữu vốn là người của đại đoàn, đã chiến đấu ở Liên khu 1 Hà
Nội năm 1946, rồi là trưởng ban chính trị của trung đoàn Thủ đô, mấy
năm qua được điều lên Ban phụ trách Đoàn Văn công Tổng cục Chính
trị, trước chiến dịch đã xin xuống đơn vị. Anh trở lại đại đoàn, về làm
chính trị viên phó ở một tiểu đoàn. Chính Hữu không phải ngưòã đầu
tiên ở đơn vị văn công xin xuống đơn vị chiến đấu. Trước anh, có Lương
Ngọc Trác. Lương Ngọc Trác vốn là một cán bộ Trung đoàn Thủ đô đã
chiến đấu tại mặt trận Hà Nội và có những bài hát nổi tiếng. Aiủr chơi
phong cầm khá và hát hay. Anh không chỉ sáng tác nhạc mà còn muốn
đem lời ca phục vụ bộ đội. Nhưng rồi ngoài các cuộc hội nghị, liên hoan.
1. Họa sĩ TÔ Ngọc Vân hy sinh trên đường đi chiến dịch vì máy bay địch.